THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 329

chúng ta có thể suy luận rằng khi viết Hổ trướng khu cơ, Đào Duy Từ đã rút ra
nhiều tài liệu từ Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn. Nhưng nếu căn cứ vào
nội dung các đoạn, các mục vừa có ở Binh thư yếu lược vừa có ở Hổ trướng
khu cơ, thì chúng ta phải kết luận rằng chính Binh thư yếu lược đã lấy nhiều
đoạn, nhiều mục của Hổ trướng khu cơ. Tại sao lại như vậy? Mục “Phép chế
quả nổ” trong Binh thư yếu lược cũng như trong Hổ trướng khu cơ đều nói
phép làm quả nổ là của người phương Tây. Hồi thế kỷ XVI và thế kỷ XVII,
theo chân các thương nhân phương Tây, phép làm quả nổ được đem vào Việt-
nam, cụ thể là đem vào Đường. trong trước. Hồi thế kỷ XIII, trong hai lần chỉ
huy cuộc kháng chiến chống quân Mông-cổ chưa bao giờ Trần Quốc Tuấn
dùng quả nổ đánh quân xâm lược. Hồi thế kỷ XIII chúng ta cũng chưa từng
thấy quân đội nhà Trần sử dụng tên lửa (hỏa tiễn) hay tên lửa chứa thuốc độc;
trong các trận đánh, chúng ta chỉ thấy quân đội nhà Trần dùng tên tẩm thuốc
độc bắn quân Mông-cổ mà thôi. Như vậy rõ ràng là mục “Phép chế quả nổ”,
mục “Phép làm hỏa tiễn chứa thuốc độc” cũng như ở nhiều mục, nhiều đoạn
khác, đã được một nhân vật nào đó sống sau Đào Duy Từ rút ra từ Hổ trướng
khu cơ của Đào Duy Từ rồi đưa vào Binh thư yếu lược.

Đọc Binh thư yếu lược, chúng ta thấy nhiều đoạn không phải là của Trần

Quốc Tuấn viết ra từ thế kỷ XIII. Quyển 1 chương “Tuyển mộ”, mục “Trao
quyền cho tướng” viết: “Các triều Đường,Tống, Minh bị thua cũng vì cớ đó,
mà nhà Tống quá tệ, nhà Minh lại tệ hơn. Người bàn về việc nhà Tống thì cho
rằng bàn bạc nhiều mà thành công ít; người bàn về việc nhà Minh thì cho rằng
nhà Minh mất nước, không mất ở giặc cướp mà mất ở ngay từ trong cổng ngõ,
không mất ở bờ cõi, mà mất ngay từ lời can của đài quan”. Nếu chỉ đọc đoạn
trên, chúng ta có thể nghĩ rằng bộ Binh thư yếu lược còn lại cho chúng ta ngày
nay đã được một người Việt-nam nào đó hồi thế kỷ XVII hay thế kỷ XVIII sửa
chữa, bổ sung hay viết lại. Chúng ta cũng nghĩ như thế khi chúng ta đọc đoạn
này của Binh thư yếu lược: “Xưa kia đời vua Thành tổ nhà Minh đánh Mán
Miến-điện đem ba mươi vạn quân, hơn một trăm voi đến cướp Định-viễn. Vua
Minh sai Mộc Thạnh và Anh Mã-thành đi đánh, bắt được voi đem về”. Nhưng
đen những câu sau đây, thì chúng ta lại nghĩ rằng Binh thư yếu lược đã được
bổ sung hay viết lại hồi đầu thế kỷ XIX tức thời Nguyễn sơ: “Năm Kỷ dậu
người Thanh sai Tổng đốc Lưỡng Quảng sang nước ta đánh giặc để khôi phục

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.