THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 330

thành nhà Lê. Quân Ngụy Tây bày voi xông trước. Người Thanh làm cản gỗ
chống ngựa1 để cản lại, đào hố để sập voi. Chước đó rất mầu, song lại thất thủ,
vì trong cái mầu có cái chưa mầu”. Những câu sau đây cũng làm cho chúng ta
nghĩ như thế: “Như xưa, Tây-sơn Nguyễn Huệ chống nhau với Thạc quận công
ở bến Thúy-ái, ra quân theo đường tắt mà vào kinh thành nhà Lê. Chúa Trịnh
vừa về miền Tây, thì trong phủ đã dựng cờ Tây-sơn rồi. Năm Kỷ dậu ngày
mồng 5 tháng giêng, Nguyễn Huệ chia quân làm ba đạo cùng với quân Bắc tiếp
chiến, mà thủy binh tiến đậu ở sông Nhị hà, đó là mưu chẹt đường về của quân
Bắc”.

__________________________________

1.

Một thứ chướng ngại vật chữ Hán là mộc mã, dùng để cản đường tiến của voi, ngựa.

Những tài liệu kể trên cho phép chúng ta bước đầu kết luận rằng: Binh thư

yếu lược của Trần Quốc Tuấn đến đầu thế kỷ XIX đã được một nho sĩ am hiểu
quân sự, yêu khoa học quân sự, sửa chữa và bổ sung nhiều. Nho sĩ ấy đã đọc
nhiều binh thư của Trung-quốc, đã đọc Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ, rồi
trên cơ sở các tri thức về quân sự của mình, nho sĩ ấy đã sửa chữa và bổ sung
Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn. Vì vậy Binh thư yếu lược là sách do
Trần Quốc Tuấn làm ra từ thế kỷ XIII, mà lại có những đoạn nói về cuộc xâm
lược của quân Minh đối với Miến-điện, có đoạn nói về cuộc đấu tranh võ trang
chống quân Thanh xâm lược do vua Quang Trung lãnh đạo, lại có đoạn nói về
những việc xảy ra ở đời Tự-đức.

Kết luận như vậy, tất có người nói: Thế thì tại sao khi soạn Lịch triều hiến

chương loại chí hồi thế kỷ XIX, Phan Huy Chú lại nói rằng Binh thư yếu lược
của Trần Quốc Tuấn không còn nữa? Chúng ta đều biết rằng thời Phan Huy
Chú biên soạn Lịch triều hiến chương loại chí là thời nước Việt-nam mới tạm
thời ổn định một phần nào1, sau một thời loạn lạc kéo dài. Rất có thể dưới tay
Phan Huy Chú, Binh thư yếu lược không còn nữa, nhưng ở một nơi nào đó, cụ
thể là ở một tủ sách cửa gia đình một nho sĩ nào đó, Binh thư yếu lược của
Trần Quốc Tuấn có thể vẫn còn hoặc là toàn bộ hoặc là một phần. Tình hình
này có thể có được ở một số nước mà đường giao thông liên lạc khó khăn như
nước Việt-nam hồi đầu thế kỷ XIX. Nho sĩ yêu Binh thư yếu lược của Trần
Quốc Tuấn, đã đem bộ sách này sửa chữa và bổ sung trên cơ sở những tri thức
về khoa bọc quân sự của ông. Do đó, Binh thư yếu lược tuy mang tên Trần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.