THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 331

Quốc Tuấn, vị danh tướng sống vào hồi thế kỷ XIII, mà lại có cả các đoạn
trong Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ, và các cuộc chiến tranh xảy ra hồi
thế kỷ XV, thế kỷ XVI, thế kỷ XVII, thế kỷ XVIII.

Đến đây, một vấn đề cần được đặt ra và giải quyết: Trong bộ Binh thư yếu

lược mà hiện nay chúng ta có, chỗ nào là của Trần Quốc Tuấn, chỗ nào không
phải là của Trần Quốc Tuấn? Đọc Binh thư yếu lược, chúng tôi thấy có chỗ đã
gọi rõ rằng đã lấy từ Hổ trướng khu cơ, có chỗ tuy không ghi là lấy từ Hổ
trướng khu cơ, nhưng đọc Hổ trướng khu cơ, chúng ta thấy chỗ ấy có trong tác
phẩm của Đào Duy Từ. Những chỗ như thế dứt khoát không phải là của Trần
Quốc Tuấn. Cũng không phải là của Trần Quốc Tuấn những đoạn chép về các
sự kiện xảy ra về các đời Minh, đời Thanh, hay đời Tây-sơn. Như vậy không
có nghĩa là những đoạn khác trong Binh thư yếu lược là của Trần Quốc Tuấn
cả. Chúng tôi cho rằng có thể là của Trần Quốc Tuấn trước hết những đoạn rút
ra từ phép dùng binh của Tôn Vũ và Ngô Khởi. Cũng là của Trần Quốc Tuấn
những đoạn mà tư tưởng phù hợp với tư tưởng của ông đã trình bày trong Hịch
tướng sĩ hay với lời của ông nói với vua Trần Anh-tôn khi nhà vua đến thăm
ông ở nhà riêng tại Vạn-kiếp hồi tháng Tám năm Kỷ hợi (1300).

Chúng ta đều biết rằng tháng Tám năm Kỷ hợi, Trần Quốc Tuấn bị bệnh

nặng, vua Trần Anh-tôn thân đến nhà riêng của ông để thăm ông và hỏi ông về
kế sách giữ nước. Trần Quốc Tuấn có nói với vua Anh-tôn như sau: “Đại khái
quân giặc cậy vào trường trận, quân ta cậy vào đoản binh, đem đoản binh đánh
lại trường trận là việc thường trong binh pháp. Nhưng cần phải xét: Nếu thấy
quân giặc tràn sang như gió như lửa, thì thế giặc có thể dễ dàng chống cự
được; nếu giặc dùng cách chiếm cứ dần, như tằm ăn dâu, không vơ vét của
dân, không mong đánh được ngay, thì mình phải dùng tướng giỏi, phải xem xét
tình thế biến chuyển như người đánh cờ tùy thời cơ mà ứng biến cho đúng, làm
thế nào thu hút được quân lính, như cha con một nhà mới có thể dùng để chiến
thắng được. Và phải khoan dùng sức dân để làm cái kế sâu rễ bền gốc, đó là
thượng sách giữ nước không còn gì hơn”. Phải “thu hút được quân lính như
cha con một nhà”, “phải khoan dùng sức dân để làm cái kế sâu rễ bền gốc”,
những tư tưởng đó hoàn toàn phù hợp với những tư tưởng sau đây của Binh
thư yếu lược: “Dùng trí để phục thiên hạ, mà thiên hạ phải phục trí, nhưng trí
vẫn không thắng; dùng pháp (luật) để chế thiên hạ, mà thiên hạ phải theo pháp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.