THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 333

Giai cấp đại quý tộc đời Trần thường biết đoàn kết với nhau. Ở những

phương diện nhất định, lợi ích của giai cấp đại quí tộc nhất trí với lợi ích của
nhân dân. Vua và các vương hầu đều chú ý đến nông nghiệp, công nghiệp. Sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp nhờ vậy mà phát triển. Tình hình trên cũng thấy
phản ánh trong Binh thư yếu lược: “Thương người, dốc chí làm việc thì được
sự yêu mến. Nghe lời nói phải, xa kẻ gièm pha, thì người xa đến với mình. Đo
tính trước sau rồi mới làm, đó là đề phòng khi có biến cố. Có tội phải răn, có
công phải thưởng mới có thể uốn nắn được người. Thông việc trước, suốt việc
sau mới có thể giáo dục được quân chúng. Rẻ sắc đẹp, trọng con người mới
được lòng dân. Bỏ lợi tư theo lợi chung mới giữ được nước”. “Thanh liêm của
cải, tiết kiệm tiêu dùng, ít say về rượu, giữ mình theo lễ, thờ bề trên cho trung,
có việc lo chung với quân chúng, lấy của địch mà không tích trữ (cho mình),
bắt phụ nữ địch mà không lưu dùng (cho mình)”.

Trần Quốc Tuấn thương yêu tướng sĩ, luôn luôn săn sóc đến đời sống của

tướng sĩ. Trong Hịch tướng sĩ ông tuyên bố: “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh
quyền cũng đã lâu ngày, không có áo thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho ăn,
quan còn nhỏ thì ta thăng thưởng, lương ít thì ta tăng, đi thủy thì ta cho
thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc hoạn nạn thì cùng nhau sống chết, lúc nhàn
hạ thì cùng nhau vui cười”. Tinh thần đồng cam cộng khổ này của Trần Quốc
Tuấn cũng thấy biểu hiện trong Binh thư yếu lược: “Trong quân có người ốm,
tướng phải thân hành đem thuốc đến chữa, trong quân có người chết, tướng
phải thương xót, đau buồn, quân đi thú xa, thì (tướng) phải sai vợ con đến
thăm hỏi. Phàm có khao thưởng thì phải chia đều có quan và quân. Khi có cất
đặt chức vị gì, thì phải họp cả tướng tá lại để bàn. Mưu đã định rồi mới đánh
giặc; cho nên tướng với quân có cái ơn hòa rượu và hút máu

1

.

__________________________________

1.

Sách Hoàng Thạch Công chép rằng: Có một vị tướng tài có một vò rượu

ngon do một người đến biếu, ông đem vò rượu ấy đổ xuống sông hòa với nước,
rồi cho tướng sĩ đến dòng nước mà uống. Ba quân đều được uống rượu, vì vậy
ai nấy đều gắng sức chiến đấu. Ngô Khởi nổi tiếng là người giỏi dùng binh. Có
người lính có cái nhọt đang nung mủ, Ngô Khởi ghé mồm vào nhọt mà hút
máu mủ. Người lính cảm động, càng ra sức chiến đấu (Binh thư yếu lược).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.