THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 334

Trần Quốc Tuấn hiểu rõ rằng không tranh thủ được sự đồng tình của các

tướng sĩ, thì không thể động viên các tướng sĩ đánh giặc được. Như chúng ta
đều biết, Yết Kiêu, Dã Tượng là gia nô của Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão là
gia khách của ông. Yết Kiêu, Dã Tượng, cũng như Phạm Ngũ Lão đều hăng
hái chiến đấu chống quân Mông-cổ, và đều lập được nhiều chiến công quan
trọng. Họ đã vì Trần Quốc Tuấn mà quên mình chiến đấu. Yết Kiêu, Dã Tượng
và Phạm Ngũ Lão sở dĩ gắng sức ở nơi trận mạc, một phần là vì họ yêu nước,
nhưng một phần khác cũng vì họ được Quốc Tuấn đãi ngộ như cha với con.
Việc quan tâm đến đời sống của các tướng sĩ cũng thấy biểu hiện trong Binh
thư yếu lược: “Cho nên quân sĩ có cái vui mổ trâu, nấu rượu, cái khí thế ném
đá vượt rào, họ yêu mến tướng như con em yêu mến cha anh, như chân tay giữ
gìn đầu mắt, không ai có thể ngăn nổi họ. Nếu đối xử khắt khe làm cho họ đau
khổ, bắt họ làm những công việc quá nặng nhọc thì tiếng oán thù không sao
cho hết. Tướng mà coi quân sĩ như cỏ rác, thì quân sĩ coi tướng như cừu thù.
Mong cho họ sung vào hàng ngũ cũng còn khó, còn mong gì họ gắng sức đánh
giặc nữa. Đó là cái chước lớn của tướng soái để vỗ về quân sĩ vậy”.

Căn cứ vào Tôn Vũ và Ngô khởi, Binh thư yếu lược vạch ra cái đạo của

người làm tướng, đạo này có tám điều phải tránh là: 1. Lòng tham không đáy,
2. Giết người hiền ghen người tài, 3. Tin lời gièm ưa lời nịnh, 4. Biết người mà
không biết mình, 5. Do dự không quả quyết, 6. Hoang dâm tửu sắc, 7. Dối trá
và lòng thì nhát sợ, 8. Nói bậy mà không giữ lễ độ.

Những ý kiến trên cũng có thể là của Trần Quốc Tuấn. Tại sao chúng ta có

thể biết như vậy được? Trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn viết rằng: “Nay
ta đọc hết các sách binh pháp của các danh gia và soạn thành một quyển gọi
là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi chuyên tập sách này theo lời dạy bảo thì
mới phải đạo thần tử. Nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo, thì tức
là kẻ thù nghịch”. Các sách binh pháp của các danh gia là những sách nào?
Các danh gia ấy là những ai? Đọc Binh thư yếu lược, chúng ta thấy những
sách ấy chủ yếu là Vũ kinh hay Vũ thư của Trung quốc trong đó có sách Tôn
Tử hay Tôn Tử binh pháp hay Binh pháp của Tôn Vũ đời Xuân Thu. Còn các
danh gia nói đây chủ yếu là Tôn Vũ và Ngô Khởi, hai nhà quân sự đại tài thời
Xuân Thu Chiến Quốc. Chúng ta có thể nói tư tưởng quân sự trong Binh thư
yếu lược chủ yếu là tư tưởng của Tôn Vũ và Ngô Khởi mà Trần Quốc Tuấn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.