THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 335

muốn đem vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh Việt-nam hồi thế kỷ
XIII. Xét như vậy, chúng ta sẽ thấy rằng những đoạn trích dẫn và bình luận ý
kiến của Tôn Vũ và Ngô Khởi trong Binh thư yếu lược là của Trần Quốc Tuấn,
một nhà chính trị kiêm quân sự thiên tài đã sở đắc rất nhiều ở binh pháp Tôn
Ngô, và đã đem những điều sở đắc của mình giáo dục cho các tướng sĩ ở dưới
quyền tiết chế của ông.

Giả thuyết trên sẽ có giá trị, nếu có ngày chúng ta chứng minh được rằng ý

kiến của Phan Huy Chú, tác gia Lịch triều hiến chương loại chí là không đúng
sự thật.

Trong trường hợp Binh thư yếu lược cũng tức Binh gia diệu lý yếu lược của

Trần Quốc Tuấn quả thật không còn nữa như Phan Huy Chú đã nói trong Lịch
triều hiến chương loại chí, thì quyển Binh thư yếu lược mang ký hiệu 476 của
Thư viện khoa học xã hội sẽ là sách thế nào? Quyển Binh thư yếu lược này,
chúng tôi nghĩ rằng có lẽ do một nho sĩ am hiểu khoa học quân sự, nắm được
nhiều tri thức quần sự của Việt-nam và của Trung-quốc soạn ra. Theo cái
phong thái thác cổ vẫn lưu hành ở Việt-nam và Trung-quốc xưa, nho sĩ ấy đã
mượn tên sách của Trần Quốc Tuấn đặt cho tên sách của mình nhằm tăng thêm
uy tín của tác phẩm của mình đối với người đọc. Cũng có thể đầu tiên sách chỉ
mang tên Binh thư yếu lược thôi, nhưng sau đó một người nào đó lại thêm máy
chữ “Binh thư yếu lược bốn quyển do Trần Hưng Đạo vương soạn, vương húy
là Quốc Tuấn”. Chúng tôi sở dĩ viết như thế là vì trong Lịch triều hiến chương
loại chí không có sách nào của Trần Quốc Tuấn gọi là Binh thư yếu lược, mà
chỉ có sách Binh gia diệu lý yếu lược hay Binh gia yếu lược

1

mà thôi. Có thể

một nho sĩ nào đó đã viết một quyển sách quân sự rồi đặt cho tên sách của
mình cái tên gần giống tên sách của Trần Quốc Tuấn, rồi người sau đó, sau khi
đã sửa chữa và bổ sung Binh thư yếu lược, mới thêm mấy chữ “Binh thư yếu
lược bốn quyển do Trần Hưng Đạo vương soạn, vương húy là Quốc Tuấn” như
chúng tôi đã nói ở trên...

Tất cả đều là giả thuyết, ức thuyết. Chưa thể có kết luận khẳng định dứt

khoát ai là tác giả thật sự bộ Binh thư yếu lược mang ký hiệu 476 của Thư viện
khoa học xã hội. Nhưng dù thế nào đi nữa, bộ Binh thư yếu lược vẫn là bộ
sách quân sự quý của chúng ta. Tác phẩm quân sự chúng ta có rất ít. Cho đến
nay, có lẽ chúng ta mới có hai tác phẩm là Binh thư yếu lược và Hổ trướng khu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.