THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 332

(luật), nhưng pháp (luật) cũng không thần. Vậy trí với pháp (luật) không phải
là cái hay ở trong cái hay vậy. Bậc thánh võ trị đời, đánh ở chỗ không có thành,
công ở chỗ không có lũy, chiến ở chỗ không có trận. Nhẹ nhàng như mưa rơi ở
trên không, dựng nên cuộc đời vô sự”. “Hòa mục có công hiệu rất lớn cho cuộc
trị an. Hòa ở trong nước thì ít dụng binh; hòa ở ngoài biên thì không sợ có báo
động; bất đắc dĩ mới phải phạt kẻ làm xằng. Vua tôi hòa mục thì dùng được
người tài; các tướng văn tướng võ hòa mục thì làm nên công nghiệp. Tướng sĩ
hòa mục khi được ban thưởng sẽ nhường nhịn nhau, nguy nan sẽ cứu nhau.
Đó, hòa mục là một đạo rất hay cho việc trị nước, hành binh, không bao giờ
đổi được”.

Những ý kiến trên đây của Trần Quốc Tuấn biểu thị rằng ông không những

là một nhà quân sự lớn, mà còn là một nhà chính trị lớn. Đó là nhà kinh bang tế
thế vậy. Khi vạch ra những nguyên tắc hành động của viên tướng tổng chỉ huy,
Trần Quốc Tuấn xuất phát từ tư tưởng nhân nghĩa. Nhân nghĩa là mục đích của
đời người cũng tức là mục đích của viên tướng, viên tướng phải đấu tranh cho
chính nghĩa, đấu tranh vì lợi ích của nhân dân: “Khí lượng của tướng lớn nhỏ
khác nhau. Tướng mà che điều gian, giấu điều họa, không nghĩ đến sự quân
chúng oán ghét, tướng ấy chỉ huy mười người. Tướng mà sớm dậy khuya nằm,
lời lẽ kín đáo, tướng ấy chỉ huy được trăm người. Tướng thẳng mà biết lo,
mạnh mà giỏi đánh đó là tướng chỉ huy được nghìn người. Tướng mà ngoài
mặt hăm hở, trong lòng ân cần, biết người khó nhọc, thương kẻ đói rét, đó là
tướng chỉ huy được vạn người. Tướng mà gần người, tiến người tài, ngày
thường cẩn thận, thành thực rộng rãi, giỏi việc dẹp loạn, đó là tướng chỉ huy
được mười vạn người. Tướng mà dùng nhân ái đối với kẻ dưới, lấy tín nghĩa
để phục nước láng giềng, trên biết thiên văn, dưới biết địa lý, giữa biết việc
người, coi bốn biển như một nhà, đó là tướng chỉ huy được cả thiên hạ không
ai địch nổi”. Ở đây, tác giả Binh thư yếu lược đã vượt hẳn khuôn khổ một viên
tướng tổng chỉ huy, mà trở thành một nhân vật có tài kinh bang tế thế, ở triều
đình thì là tướng văn, ở ngoài mặt trận là tướng võ kiểu như Gia Cát Lượng
vậy.

___________________________________

1.

Chúng tôi nói “tạm thời ổn định một phần nào” vì suốt thời gian từ Gia Long, qua Minh Mạng, Thiệu Trị đến Tự Đức, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.