THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 379

muốn thì cho được thỏa; ai bất khuất thì cho vươn lên, cho hả được giận,
cho trả được thù. Thấy người đau ốm cũng như mình đau ốm; giết kẻ có
tội thì lòng không nỡ; người có công thì dù nhỏ cũng thưởng; người đắc
lực thì ban thưởng cho nhiều; được gì thì chia đều; làm vất vả thì đãi hậu;
thành thực yêu quân chúng; bắt địch ít giết hại. Được như thế, chẳng
những ba quân thấy vẫy cờ là theo, mà khắp thiên hạ cũng nghe tiếng là
theo về.

Ngự. Việc binh không phải là việc lành. Tài lợi cũng dùng, tài hại cũng

dùng; người võ thì hay giết, người dũng thì hay ác, người trí thì hay dối
trá, người mưu thì hay tàn nhẫn, việc binh không bỏ sót người võ, người
dũng, người trí, người mưu, tức là không bỏ sót người hay giết, người độc
ác, người dối trá, người tàn nhẫn. Cho nên khéo chế ngự thì dùng lấy tài
năng mà bỏ điều hung ác, thu điều ích mà ngăn điều tổn. Thế thì thiên hạ
không ai là không tài; quân thù cũng có thể vời được; quân giặc cũng có
thể vỗ về; trộm cướp cũng có thể dùng; cho đến kẻ dám khinh nhờn pháp
luật, bỏ đi theo địch, cũng đều có thể sai khiến được.

Luyện. Ý phấn khởi mà sức nhút nhát, ấy là người khí suy; sức khỏe

thừa mà lòng sợ sệt, ấy là người mật vỡ, khí suy mật vỡ thì trí dũng hết
mà không thể dùng được. Cho nên cần phải lập thế để mà luyện khí,
khinh thắng để mà luyện mật, bày lòng để mà luyện tình, thống nhất phép
dạy để mà luyện trận.

Lệ. Cái phép khuyến khích quân sĩ, đừng cậy ở pháp lệnh. Cho danh thì

kẻ cứng mạnh cũng phấn khởi; dụ lợi thì người nhẫn nghị cũng phấn
khởi; bị hãm vào chỗ nguy, nếu lấy thuật mà lừa thì người nhu nhược
cũng phấn khởi: Tướng hay dùng cả ân uy thì ai nấy đều hiệp, chước gì
cũng nên, sĩ tốt trong ba quân, ai cũng như hùm bay rồng uốn, gặp địch là
đánh được. Nếu lại lập thế đề giúp uy, đủ tiết để hộ khí, thì dù thua cũng
chẳng nhụt được khí, dù nguy cũng chẳng núng được lòng; thế thì lại
không người nào và không lúc nào mà không khiến phấn khởi được.

Lặc. Kìm ngựa thì phải dùng dàm khóa, kìm binh thì phải dùng pháp

lệnh. Cho nên người lấy được thiên hạ không bỏ phép. Nhưng ơn nặng
cũng có thể thi hành trừng phạt; trừng phạt thi hành rồi sau mới có uy.
Thế nên người giỏi dụng binh, lấy sự được mất mà làm công tội, rõ sự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.