THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 520

Hoài-khẩu, sai Đạt Hề và Trường Nho lấy nhiều khóa sắt lớn nhỏ xỏ suốt qua
bánh xe buộc vào đá lớn mà bỏ chìm xuống sông Thanh-thủy, cắt ngang đường
về của thuyền Trần. Minh-triệt phá đập mà vội vàng lui, định nhân nước lớn
mà vào Hoài-bắc, nhưng đến Thanh-thủy thì dòng sông đã rộng, thế nước cũng
kém, thuyền vướng bánh xe không qua được. Quỹ nhân đem binh kỳ ra, thủy
lục cùng tiến mau, vây mà đánh ngay. Tướng sĩ hai vạn người và khí giới xe
lương của Trần đều bị bắt cả.

Phàn Nhược-thủy tính bề sông rộng hay hẹp, đến thành Biện

6

dâng thư xin

đóng cầu phao để chở quân, cầu xong, quân Tống sang sông như đi trên đất
bằng. Đời sau làm cầu phao để sang quân là bắt chước từ đó.

_______________________________________

1.

Ở tỉnh Trực-lệ.

2.

Quận Chung-ly do nhà Tấn đặt, quận trị xưa ở huyện Thượng-dương tỉnh

An-huy ngày nay.

3.

Tức là kinh đô của nước Nam Yên thời Tấn; ở Hoạt-huyện tỉnh Hà-nam,

cũng gọi là Hoạt-đài thành.

4.

Thuộc tỉnh Hà-nam.

5.

Thuộc tỉnh Giang-tô.

6.

Tức là Biện-kinh, đất huyện Khai-phong tỉnh Hà-nam, kinh đô của nhà

Tống.

*

* *

Sách Yên thủy thần kinh:

Phép đi gặp khe. Phàm khi gặp khe bị nước không thể sang được, thì

tìm nơi tiện, lấy dây buộc tre làm đò mà sang, đó là phép gặp khe vậy.

Phép thuận gió. Phàm gặp thuận gió thì binh chính cứ thắng tiến, binh

kỳ ở bên. Ở hạ lưu hẳn là địch dùng dây chạc để chắn ngang. Nếu dùng
hỏa công mà phóng xuống thì rất hiệu.

Phép ngược gió. Phàm gặp ngược gió thì chia làm ba quân: một quân

làm binh chính, một quần làm binh kỳ để tiếp binh chinh, một quân thì
lên bờ kênh mà bắn để chống binh kỳ của địch, thế là để tránh đầu gió.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.