THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 535

13.

Không rõ thể chế thế nào.

VII –

Lâm Chiến

Sách Võ kinh:
Võ vương hỏi: Như gặp phải rừng lớn, ta cùng địch chia rừng mà chống

nhau thì làm thế nào?

Thái công nói: Khiến quân ta chia làm xung trận, tiện chỗ quân đóng, cung

nỏ ở ngoài, mộc giáo ở trong, chặt phá cây cối cho rộng đường, để tiện nơi
đánh; dựng cờ xí ở cao, hiệu lệnh cho ba quân không được cho người biết tình
hình của ta. Thế gọi là lâm chiến. Rừng nhiều hiểm trở, phải đặt xung trận để
phòng trước sau. Ba quân đánh mau, quân địch dẫu nhiều mà có thể đánh cho
chạy. Vừa đánh vừa nghỉ, cứ theo từng bộ mà thay đổi nhau, đó là kỷ luật đánh
rừng

1

.

*

* *

Sách Bảo giám:
Phép đánh rừng, ban ngày thì bày cờ xí, ban đêm thì đốt lửa đánh trống, lợi

dụng đoản binh, khéo đặt quân phục, hoặc đánh ở trước, hoặc đánh ở sau. Phép
đánh ở bụi rậm thì lợi dụng gươm và mộc. Nếu muốn đánh thì trước phải mở
rộng đường sá, mười dặm làm một trường, năm dặm làm một xích hậu, ngả
dẹp cờ xí, nghiêm giữ trống chiêng.

Cỏ cây rậm rạp thì lợi cho sự di động; rừng núi chồng chập thì lợi cho sự

đánh không ngờ. Trời sáng rõ ràng thì lợi cho sự dùng sức mạnh; đường hẹp cỏ
sâu thì lợi cho sự ngầm phục; lấy ít đánh nhiều thì lợi ở lúc buổi chiều; lấy
nhiều đánh ít thì lợi ở sự thắng mau; qua vực cách sông, gió to mù tối, thì lợi ở
sự đánh trước bắt sau.

Người đánh giỏi đời xưa, như chuyển gỗ đá, theo tính của gỗ đá, tròn thì đi,

vuông thì đứng; đi không phải là hay đi mà đi, thế không thể không đi thôi;
đứng không phải là hay đứng mà đứng, thế không thể không đứng thôi. Người
đánh giỏi, đấu ở nơi sinh địa thì tản ra, gieo vào nơi tử địa thì đánh. Tản ra
không phải là hay tản mà tản, thế không thể không tản thôi; đánh không phải là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.