THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 584

ở một nơi mà đem quân đánh úp nơi có giảm bớt. Chỗ đất dừng đóng thì phải
đi quanh xem xét bốn mặt; nên kén những người tâm phúc mạnh dạn cho đem
quân bộ kỵ để chống bốn mặt xung yếu, số người tùy theo nhiều ít, khiến tuy
không có giao ứng mà có công dụng của chỗ xung yếu vậy.

Thành càng lớn thì giữ càng dễ

1

. Chia ra từng đoạn, làm nhiều ngăn cách thì

dễ giữ. Nếu đã giữ, thì trước phải tính đặt những nơi hiểm mà phục binh, khiến
giặc muốn lên thành dù lên được thì hễ lên là chết, giặc muốn vào thành dù vào
được thì hễ vào là chết. Quân giặc dùng pháo đánh thành, người chống giữ
cũng phải dùng pháo. Ở trong cửa thành thì hẳn khó yên, pháo lớn cũng khó
dùng được số nhiều; tuy có pháo đài, mà chỗ ở đài cũng không rộng lắm; lại
pháo vừa muốn bắn thì quân địch ở ngoài thấy trước hẳn dùng nhiều pháo mà
đánh; lại trên thành pháo phải ở chỗ cao, tự nhiên vời giặc, ở ngoài giặc cứ
chiếu thẳng vào đấy mà bắn. Lấy thế mà xem, thì người chống giữ không thể
dùng pháo là rõ vậy. Ví như dựng pháo ở dưới chân trong thành, mà trước mỗi
một cỗ pháo thì chôn gỗ để che cho giặc ở ngoài không trông thấy chỗ đặt
pháo, dẫu có tay bắn giỏi cũng không bắn vào được. Có người nói rằng pháo ở
trong thành thì pháo thủ không thể thấy được ở ngoài thành, lấy gì làm chuẩn
đích? Mỗi cỗ pháo nên dùng riêng một người đứng ở lỗ thành, chuyên xem
pháo ở trong, nếu thấy pháo nhắm vừa đúng với vật ngoài thì bảo bắn, nếu hơi
xiên thì bảo phải thử quay pháo đi; nếu xiên nhiều thì bảo kéo pháo chuyển đi,
rồi nhắm lại mà bắn cho trúng, cho ít trật. Lại trong thành có thể đặt nhiều
pháo. Chống giữ bằng pháo thì chỉ có như thế thôi.

Có kẻ hỏi: Lấy gì mà chống ở ngoài thành? Dưới chân thành tự có tường

mặt ngựa

2

, hai bên đều trông thấy chân ngoài của thành. Ở đầu tường ném

xuống những thứ giết giặc. Quân giặc mới đến dưới thành, xem khí thế của
giặc khó chống được, thì nên khiến ở dưới chân trong thành, đào một lần hào
cho sâu, cách ngoài hào vài trượng đắp một lần thành nữa, đối với cửa thành cũ
lại không làm cửa, mà lại ở dưới thành mới đắp đi theo hào trong chừng 2, 3
dặm rồi mới mở cửa để cho người vào thành lớn thì không đi thẳng được, phải
theo bờ hào trong đi quanh dưới chân thành mới 2, 3 dặm mới vào cửa được,
như thế thì giặc dù giỏi lấp hào chẳng qua chỉ lấp được hào ngoài, hẳn không
lấp được hào trong. Nếu giặc do cửa mà vào thành thì phải đi quanh bờ hào
trong dưới chân thành mới, quân ta ở trên thành mới trông xuống giặc, vật gì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.