THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 635

ngang sông, máy đá hai bên rơi xuống thì dây chân gà tuột ra, các cần tre đều
bật lên mà tên ở các ống đều bắn theo nhau về một hướng.

*

* *

PHÉP ĐÓNG CỌC LÒNG SÔNG.
Kiêm-trai xét: Đời chúa Nguyễn dùng cách này của Lộc-khê bắt được quân

của tướng Trịnh là Gia quận công.

Cơ giữ nước tất lấy sông lớn làm hiểm. Song có sông lớn mà không chuẩn bị

thì giữ thế nào? Cho nên đóng cọc lòng sông để ngăn bắt thuyền giặc, công
hiệu gấp mười xích sắt chắn sông.

Nên sai ba quân chuẩn bị cột gỗ độ 200 cái

1

cũng được, đem đến cửa sông

cắm xuống nước, xa gần so le, dài ngắn không đều, hình như răng chó cài
nhau, để ngầm dưới mặt nước không cho lộ thấy. Thuyền giặc tiến đến thì tất
bị cọc gỗ ngăn trở, dù thuyền nhẹ buồm gió tốt, ra sức mà chèo, cũng không đi
được một bước.

*

* *

PHÉP DÙNG CHUM TRE CHO QUÂN SANG SÔNG

2

.

Khi trí tướng đem quân đi ngầm đánh úp quân giặc, nếu gặp sông hồ ngăn

trở, lại không có thuyền ghe thì làm thế nào? Vẫn phải làm những cái chum
bụng to miệng nhỏ, lấy nan tre vót mỏng đan thành hình chum và lại lấy vải
gai tẩm dầu cùng giấy dầu và sơn bồi ngoài chum, đút nút miệng chum lại, rồi
dùng ống tre khô buộc kèm vào hai bên chum, lâm thời thì thả xuống sông, hai
nách cắp mà bơi, ba quân có thể qua sông được, còn sợ gì nữa.

*

* *

CÁCH LẤY NƯỚC LÊN NÚI.
Phàm nước chảy xuống chỗ thấp là lẽ thường, nhưng đập cho nó bắn lên thì

có thể qua đầu, lấp để tức nó thì có thể lên núi. Cho nên người trí có thể làm
trái cơ của tạo hóa, làm ngược tính của ngũ hành, đều có phép diệu. Ví như
quân đóng ở gò cao, nước ở ngòi sâu, hay là rút quân đóng đồn ở ruộng cao,
mà nước thì ở dưới thấp, thế thì dùng ống tre mà hút nước, nước tự tung lên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.