QUYỂN III
TẬP NHÂN
YẾU CHỈ VỀ TƯỚNG
Phàm đạo làm tướng, có tám điều cốt yếu: Một là dốc nhân, hai là minh
nghĩa, ba là cẩn tín, bốn là trí tuệ, năm là minh triết, sáu là tài năng, bảy là
cương dũng, tám là uy nghiêm. Trong tám điều ấy, lấy chí thành làm chủ. Cho
nên Kinh Dịch nói rằng: “Chí thành là đạo trời, giữ thành là đạo người, chưa
thấy có thành mà lại không cảm động được lòng người”. Cho nên làm tướng
có tám điều cốt yếu ấy, nếu đem lòng chí thành để giữ gìn, thì trên có thể giúp
đỡ xã tắc chia phần lo việc với vua; dưới có thể giữ mệnh ba quân, cứu nhân
dân trong cảnh khổ.
Nhân làm đầu mọi nết tốt, là đức của lòng người, đạo trời lấy làm đầu, đạo
người lấy làm gốc. Cho nên, thể thì yên lặng như núi, dụng thì mạnh mẽ khó
đương. Nếu làm tướng mà không dốc lòng nhân thì lấy gì để cố kết nhân tâm
cho giặc phục? Cho nên người xưa nói “Không sợ thế giặc đương cường, chỉ
sợ lòng dân đã hở”, là nghĩa thế đấy.
Nghĩa là lẽ phải có việc để kiềm chế lòng người. Không có nghĩa thì việc
làm mất lẽ phải, người người tạm bợ. Cho nên làm tướng tất trước phải biết
nghĩa. Nghĩa đã rõ thì có thể hết trung báo ơn nước, xử sự đúng lẽ mà duy trì
được lòng người. Ngày xưa Nhạc Nghị làm tướng nước Yên mà người nước
Tề phục là có nghĩa, cũng bởi thế đấy. Nếu làm tướng không biết nghĩa chính
đại mà cầu lợi lặt vặt, thì người thất phu thất phụ vác cày bừa mà đuổi đi, còn
đánh giặc làm sao được.
Tín là của báu của nhà nước, là gốc dễ của muôn việc, dẫu giống vật ngu si
cũng biết cảm động. Cho nên cổ nhân cảm động lợn cá
1
, bắn xuyên hổ đá
2
, há
chẳng bởi lòng thành tín sao? Tấn Văn công không tham lợi đánh ấp Nguyên
3
,