- Nội-chiến Lê-Mạc 60 năm
- Nội-chiến Trịnh-Nguyễn : 45 năm
- Tây-sơn đuổi Nguyễn, Trịnh : 17 năm
- Nguyễn đuổi Tây-Sơn : 24 năm
- Chiến-cuộc Việt-Pháp-Mỹ : gần 20 năm.
Xem thế, ta thấy rằng hình như Trời bắt-buộc nước Việt phải trãi qua nhiều
cuộc chiến-tranh lâu-dài để khiến cho dân Việt có một truyền thống chiến-
tranh trong huyết-quản. Do đó, dân Việt có một định mệnh khác thường :
Người Việt phải là một nông dân và là một chiến sĩ.
Sau bao cuộc chiến tranh tàn-phá, dân Việt lại sinh-sôi nảy-nở, bành-trướng
thêm, lại càng làm cho thế-giới biết rõ mình hơn và sắp bước vào giai-đoạn
xây-dựng một nền văn-minh lành-mạnh truyền-bá khắp thế giới.
Với một định-mệnh khác thường như thế, dân Việt phải rút sức mạnh tự
mình, do đó phải có một nền võ-học tự-cường và một nền văn học tự chủ.
Ngày nay trong lúc nhân-dân đang tranh-đấu để giang-sơn được độc-lập và
thống-nhất, việc binh-học tỏ ra cần-thiết hơn bao giờ hết. Vậy đã đến lúc nên
nghĩ tới việc san-định một võ-kinh hợp-thời cho quân-lực Việt-nam, thâu tóm
mọi kiến-thức xưa nay. Để dọn đường cho các nhà binh-học tương-lai, tôi nghĩ
rằng việc tham-khảo các binh-thư thời trước chưa hẳn là hoàn-toàn lỗi-thời và
vô-ích.
Tôi vốn là người tân học nhưng đứng trước sách cũ của tổ tiên, chẳng dám
chê-bai và khinh thường bởi nghĩ rằng : Dầu hay dấu dỡ, đây là di-thư của tổ-
tiên. Nhờ đó tổ-tiên của chúng ta đã dựng nước và giữ nước, va nhờ đó mới có
chúng ta ngày nay.
Chúng ta nên trân trọng giữ nó như của báu quốc truyền vậy.
---oOo---
Đối với tôi việc phiên dịch sách Binh Thư Yếu Lược này của Vương Hưng-
đạo chẳng những làm sống lại một thời dĩ-vãng xa-xăm, bấy giờ nhân-dân
Việt-nam bị lôi-cuốn vào một cuộc tử chiến với quân Mông-cổ, mà còn nhắc
lại cho chúng ta nhớ lại một đường lối tu-tập đã bị bỏ quên từ lâu: đó là Thánh
đạo.
Bởi thế ở đầu sách tôi có viết bài tiểu sử và đức độ của Vương đề cụ-thể-hóa
nền thánh-đạo của nho-học Á-đông . Về bài này, tôi không có may-mắn tham-