“Nếu có ai hỏi tôi rằng : Phàm việc còn mất của xã-tắc, việc mừng lo của
nước của Vua đều tùy-thuộc vào một nguời tướng-suý. Cho nên làm tướng mà
học binh-pháp thì cốt phải tinh-thông chớ chẳng cần học nhiều, cần phải
mạnh-dạn mà phải gom kiêm mưu-trí nhờ đó mà khi ra khỏi cửa thành, tướng-
suý có thể nắm vững then chốt phép cầm binh, là nơi treo giữ số-mệnh của ba
quân. Nếu nghề võ chẳng được tinh-thông mà tướng-súy lại thiếu mưu-trí thì
trong khoảnh-khắc lật nguợc bàn tay, giang-son phải chịu đổi dời, như thể
chẳng đáng cẩn-thận hay sao?
“Vả lại các sánh đã soạn ra không phải là không hay nhưng lời-lẽ quá rườm
rà, rắc rối, nhiều chỗ tinh thô chẳng giống nhau, khiến cho độc-giả như ngồi
đáy giếng nhìn lên trời cao, thả một con thuyền lênh-đênh trên biển cả, mờ-mịt
không biết nguồn cội ra sao, mênh-mông chẳng dò ra manh-mối, đành phải
chịu như thế vậy !
“Cho đến triều ta, có ngài Lộc-khê có chí-khí ngang-nhiên khác thường cứ
xem ngài phò-tá Vua Thánh-tổ nhà ta. Để danh tiếng nghĩa-đũng lại ngàn năm
mang lại thái-bình trong một ngày như thế trong thâm tâm của ngài thực có
chứa muôn ngàn giáp-binh vậy. Đến khi ngài trả ấn về hưu, vui cạnh núi vườn,
cứ xem cái xu-hướg ấy cũng đã biết rằng ngài đứng ngang hàng với các bậc Y
Doãn, Lữ-Vọng, Tử phòng, Khổng-minh vậy.
“Đến khi năm trời sắp hết lại sợ tâm-thuật của ngài không được truyền lại.
tài-trí thần-diệu phải bị chôn vùi nhưng may-mắn có ông Triệu-Điền lanh-lợi
hơn người được ngài đích-thân truyền dạy, rồi tới hai vị Bửu-Thúc, Cao-
Lượng khám-phá các điều sở-học của ngài Lộc-Khê và của ông Triệu-Điền mà
người đời chưa từng biết, đem ra truyền dạy cho nhau, thực là của báu của
trời đất, há dễ ai mà thâu lượm hết được.
“Lại gặp bạn tôi là Hà-Hồ cũng ham-thích môn học bí truyền, nên chẳng
tiếc công-lao, rửa nghiên thấm bút, chép ra một pho chia thành ba cuộn gọi là
Hổ-Trướng Xu-Cơ, trong đó tỏ bày tất cả then máy huyền-bí của trời-đất, gom
hết tinh-hoa của vũ-trụ, nên tôi không thể nén lòng phấn-khởi, vui~-mừng mà
cũng viết thêm ít lời như trên đây”.
Ta xem trên thì đủ hiểu rằng, sau Binh-Thư Yếu-Lược, bộ Hổ-Trướng Xu-
Cơ là Võ Kinh mới nhất của Việt-nam vậy.