Như thế đã từ lâu, tổ-tiên của chúng ta muốn sáng-tạo một nền binh-học
độc-lập. Óc tự-lập, tự-cường ấy không phải là không chinh-đáng. Đọc lịch-sử,
ta thấy rằng ngoài việc bình Chiêm, sáp-nhập Chân-lạp, đánh Xiêm, Lào để mở
rộng bờ cõi, nước Việt-Nam nhỏ bé đã lập nhiều chiến-công hiển-hách để giữ-
gìn non sông:
Đời Ngô phá Hán
Đời Lý đánh Tống
Đời Trần bình Nguyên
Đời Lê đuổi Minh
Đời Tây-sơn phá Thanh
Và trong khoảng 20 năm gần đây quân Việt mặc dầu ở phe-phái nào cũng
đều chứng tỏ khả năng chiến-đấu khác thường khiến cho hoàn-cầu phải mỗi
ngày chú ý đến chiến-cuộc ở Việt Nam.
Nếu những chiến-công kể trên chỉ là những thắng-lợi lẻ tẻ và tạm thời, do sự
may-mắn đem lại thì ta không nên vội tự khen. Thực ra, những chiến thắng ẩy
chỉ lầ những đoá hoa tô-điểm cho những chiến-cuộc có thể kéo dài hàng chục
năm trời.
Chính những chiến cuộc lâu dài này mới chứng tỏ sức chiến-đấu dẻo dai và
sức sống mãnh liệt của người dân Việt.
Không cần phân-biệt kết-cuộc thành hay bại, ta hãy xét các sự kiện sau đây:
- Hai Bà Trưng-Trắc, Trưng-Nhị đánh quân Hán, hạ được 65 thành-trì, tự lập
làm Vua, đánh nhau với danh-tướng Mã-Viện gần 3 năm mới chiu tử-tiết.
- Bà Triệu-Thị-Chinh cầm đầu l.000 thủ-hạ đánh nhau với quân Hán trong 3
năm mới chịu tử-tiết.
- Lý-Nam-Đế rồi tiếp theo là Triệu Việt Vương đánh nhau với quân nhà
Lương trong 50 năm mới chịu thua.
- Dương-Diên-Nghệ rồi tiếp theo là Ngô-Quyền phải đánh nhau với quân
Nam-Hán trong 7 năm mới giành độc-lập
- Lý-Thường-Kiệt đánh nhau với quân Tống gần 2 năm.
- Trần-Hưng-Đạo phải đánh nhau trong 5 năm với hai đạo quân Mông-cổ
mới đuổi chúng về nước.
- Lê-Thái-Tổ phải đánh nhau gần 10 năm với quân Minh mới khôi phục
giag-sơn.