bờ, cho nên quân địch chỉ có thể giương mắt nhìn mà chẳng có thể đương đầu
với ta được, chỉ có thể đầu hàng mà chẳng có thể thắng ta được, tướng súy tự
dấn thân tiến trước người, cho nên binh ấy là binh mạnh bạo trong thiên hạ.
Sách Quân Sấm nói rằng:
Quân lấy thưởng làm phép ngoài, lấy phạt làm phép trong.
Thưởng phạt sang suốt thì uy vũ của tướng súy được thi hành.
Được quan lại có tài đức thì sĩ tốt sẽ phục tòng.
Biết dùng hiền sĩ thì nước địch phải sợ.
Sách Quân Sấm nói rằng:
Hiền sĩ có thái độ thích hợp thì trước mặt không còn địch thủ.
Cho nên kẻ sĩ có thể hạ mình mà chẳng có thể kiêu căng.
Tướng súy có thể tỏ ra an vui mà chẳng có thể tỏ ra lo buồn.
Mưu kế nên nghiên cứu sâu xa kỹ càng, mà chẳng có thể trì nghi.
Kẻ sĩ kiêu căng ắt là người dưới không thuận.
Tướng súy lo buồn ắt là trong ngoài không tin cậy nhau.
Mưu kế mà trì nghi ắt là nước địch phấn khởi, thừa cơ công phạt nước ta
gây ra cảnh loạn lạc.
Tướng súy tượng trưng cho vận mệnh nước nhà.
Tướng súy thường sắp đặt để được thắng thế thì nước nhà được yên định.
Sách Quấn Sấm nói rằng:
Tướng súy nên thường thanh, thường tĩnh,
Thường bình thản, thường chỉnh tề,
Thường nghe can gián, thường nghe xử kiện,
Thường thâu nạp nhân tài, thường lượm lặt lời hay lẽ phải.
Thường tìm hiểu phong tục trong nước, thường vẽ hình thế núi sông,
Thường nêu rõ hiểm nạn, thường sắp đặt các việc quyền biến trong quân
đội.
Cho nên có nói:
Mưu trí của các bậc nhân hiền,
Điều lo tính của các bậc Thánh minh,
Lời nói của kẻ gánh củi,
Lời nói tại lăng miếu (triều đình),
Các việc hưng suy,