Ta làm Thiên tử,
Khiến thành trì tự giữ gìn,
Khiến đất đai tự chiếm đóng.
(Đó là 4 phép chính trị)
Người đời có thể thờ cúng tổ tiên mà ít người có thể nhún nhường đối với
kẻ dưới. Thờ cúng tổ tiên để gần gũi họ hàng, nhún nhường đối với kẻ dưới để
làm vua.
Nhún nhường đối với kẻ dưới là chớ cướp đoạt thì giờ cày cấy trồng dâu
nuôi tằm của họ, thu thuế ít thì sẽ không thiếu tiền của, ít việc dao dịch
(2)
khiến
cho dân khỏi nhọc nhằn, ắt là nước giàu, nhà nhà vui vẻ, rồi sau chọn lựa sĩ
phu để coi sóc, chăn dắt dân chúng.
Nhưng người được gọi là kẻ sĩ chính là các bậc anh hung vậy. Cho nên có
nói: lôi kéo hết anh hùng thì nước địch phải khốn cùng.
Anh hùng là bậc lương đống của nước, thứ dân là nền gốc ấy của nước.
Dùng được các bậc lương đống ấy và tóm thâu cái gốc ấy thì chính sách được
thi hành mà không ai oán than.
Điều cốt yếu của phép dùng binh là chú trọng vào lễ nghi và cấp bổng lộc
thật nhiều. Lễ nghi mà trọng hậu ắt là các bậc trí thức phải đến, bổng lộc mà
nhiều ắt là các nghĩa sĩ phải coi nhẹ cái chết.
Cho nên cấp bổng lộc cho hiền sĩ thì đừng tiếc của, ban thưởng cho kẻ có
công thì đừng để chậm trễ, ắt là kẻ dưới tay sẽ thi đua với nhau, nước địch phải
suy vi.
Về phép dùng người, muốn suy tôn người thì dùng tước vị, muốn chu cấp
giúp đỡ người cho người thì dùng tiền của, ắt là kẻ sĩ sẽ tự đến với mình; tiếp
đãi người thì dùng lễ nghi, khích lệ người thì lấy điều nghĩa, ắt là kẻ sĩ phải
liều chết.
Tướng súy ắt phải cùng sĩ tốt nếm vị ngon chất bổ như nhau, chia sẻ an
nguy với nhau, như thế sức cự địch càng tăng thêm nhiều, nhờ đó việc binh
toàn thắng và việc cự địch được đầy nhân do.
Ngày xưa khi bậc tướng giỏi dùng binh, có ai dâng bầu rượu “lao” liền sai
xém xuống sông để cùng sĩ tốt uống chung một dòng nước ấy. Một bầu rượu
“lao” không thể làm cho nước sông có mùi vị rượu thế mà sĩ tốt trong ba quân
nhớ cách đối xử ấy bèn quyết chết, coi cái mùi vị ấy như đã tới mình vậy.