- Vạn người học đánh, dạy lại thành ba quân biết đánh.
Lấy ta ở gần chờ đánh địch từ xa tới.
Lấy ta nhàn chờ đánh địch mệt.
Lấy ta no chờ đánh địch đói.
Binh ta đang bày viên trận, ta buộc chúng đổi thành phương trận.
Binh ta đang ngồi, ta buộc chúng đứng dạy đi.
Binh ta đang đi, ta buộc chúng đứng lại.
Binh ta đang đi qua trái, ta buộc chúng đi qua phải.
Binh ta đang quay ra trước, ta buộc chúng quay ra sau.
Binh ta đang phân tán, ta buộc chúng tụ hợp lại.
Binh ta đang kết hợp, ta buộc chúng giải tán.
Mỗi việc biến dịch ấy đều phải tập luyện cho quen thuộc rồi mới sử dụng
binh ấy được, đó là phận sự của tướng súy.
141.- KIỂM SOÁT VIỆC TẬP LUYỆN:
Binh sĩ thường ngày chìm đắm trong cảnh tiện nghi, an lạc, không được tập
quen sự cần lao. Nay muốn sửa lại sự đồi trụy, luyện gân cốt, làm cho mạnh
khỏe thì không gì bằng thi hành phép tắc then chốt sau này.
Từ nay trở về sau phải kiểm soát xem các quan đốc phủ, đề trấn có theo lệ
cử hành việc tập luyện cho đều hay không? Mỗi năm vào khoảng thu đông,
phải cử hành hai ba lần để tập cho lính quen việc lao khổ và khuyến khích sĩ
khí, phép ấy rất hay.
142.- THƯỞNG PHẠT TRONG KHI TẬP LUYỆN:
Về giáo lệnh trong việc binh, việc chia dinh lập trận, nếu có ai không nhận
được lệnh mà cứ tùy ý tới lui, thì buộc họ vào tội trái lệnh. Ai cần đi trước,
hoặc đi sau, hoặc đi bên phải, hoặc đi bên trái, thì nên dạy họ phải đi như thế
nào. Việc răn dạy được chu đáo, thì người thủ lãnh được thưởng. Không răn
dạy cũng đồng một tội như là trái lời dạy vậy.
Khi lâm trận, một ngũ (toán 5 người) phải hành động như một người.Nếu có
một người không chịu liều chết tiến đánh quân địch thì người răn dạy cũng có
tội như kẻ phạm pháp. Mỗi thập (toán 10 người)phải tự giữ gìn, nếu mất một
người mà chín người không liều chết tiến đánh quân địch thì người răn dạy