2- Nếu có những ai cướp bóc, lấy trộm của người hiền, làm thiệt hại tới dân
chúng thì trừ giết họ;
3- Nếu có những ai hung bạo bên trong, xâm lăng bên ngoài thì bắt giết họ
để tế đàn;
4- Nếu có những ai bỏ hoang ruộng đất, làm nhân dân li tán thì tước đất
phong của họ;
5- Nếu có ai cậy mình vững chắc không chịu tòng phục bề trên thì đánh
chiếm đất của họ;
6- Nếu có những ai cướp giết thân nhân thì sửa lỗi họ;
7- Nếu có những ai đuổi giêt vua thì tàn sát họ;
8- Nếu có những ai trái lệnh trên, phá hoại chính trị thì ngăn chặn họ;
9- Nếu có những ai làm rối loạn trong và ngoại, hành động như cầm thú thì
giết sạch họ.
Thứ hai: Nghĩa vụ của Thiên Tử
Nghĩa vụ của Thiên Tử là luôn luôn nhận theo những luật thiên nhiên của
trời đất và noi gương các thánh hiền đời trước; nghĩa vụ của sĩ phu và thường
dân là phụng dưỡng cha mẹ và sửa mình theo ý của người trên.
Cho nên tuy có vua sáng, sĩ phu chưa được răn dạy trước thì chưa có thể
đem ra dùng được.
Ngày xưa muốn dạy dân thì phải lập ra trật tự kẻ sang người hèn, việc
thường và sứ mạng đặc biệt chẳng lấn nhau, đức và nghĩa chăngr vượt nhau, tài
và nghề chẳng che giấu nhua, dạn và mạnh chẳng xâm phạm nhau, cho nên sức
ngang nhau mà ý hòa nhau.
Ngày xưa những kẻ được dung túng trong triều đình thì không được đưa vào
quân lữ, những kẻ được dung túng trong quân lữ thì không được đưa vào triêù
đình cho nên đức và nghĩa không vượt nhau.
Bề trên quý trọng kẻ sĩ không khoe công, kẽ sĩ không khoe công là vật báu
của bề trên. Nếu không khoe công thì chẳng tham cầu, không tham cầu thì
chẳng tranh giành; việc nghe thấy của triều đình ắt là đúng thực tình, việc nghe
thấy của quân lữ ắt là thích nghi, nhờ đó mà tài nghề chẳng che giấu nhau.
Sĩ tốt tuân mệnh thì được bề trên tưởng thưởng, sĩ tốt trái mệnh thì bị bề trên
trừ giết, nhờ đó mà dạn và mạnh chẳng xâm phạm nhau.
Dạy dân tới nơi tới chốn rồi sau tuyển chọn cẩn thận để mà sai khiến.