người.
C. Chú Thích
(1) Đúng ra Đinh thị là nguyên phối chánh thất phu nhân. Nhưng sau vì cái
chết của Tào Ngang (
曹昂), con Lưu thị . Đinh thị giận không trở về tuy
rằng Tào Tháo có ý nhiều lần rước về nhưng không toại . Do đó Biện thị
trở thành chánh thất sau này.
(2) Lục Triều: Ý chỉ các nước ở miền Nam Trung Quốc gồm có: Đông Ngô
(229-280), Đông Tấn (317-420), và Nam Triều: Tống (420-479), Tề (479-
502), Lương (502-557) và Trần (557-589). Giai đoạn Lục Triều nằm giữa
đời nhà Hán và nhà Đường.
(3) Tây Nam phong: Gió nồm vào mùa hè
(4) Đại Tư đồ: Thừa Tướng hay Thượng Thư, đến đời nhà Hán đổi lại là Tư
Đồ.
(5) Tài cao bát đấu: Thành ngữ. Ý chỉ một người tài hoa lỗi lạc. Lời từ một
nhà “sơn thủy” thi gia Tạ Linh Vận, đời Nam triều Tống quốc, Tống Văn
Đế (xem chú thích Lục Triều (2)). Ông nói: “Thiên hạ tài hoa chỉ có 1 đán
(thạch) (1 đán = 10 đấu), Tào Tử Kiến một mình lấy hết “bát đấu”, một đấu
là tôi, một đấu còn lại thì thiên hạ cùng chia nhau.” Hách thật!
Theo từ điển VN thì có chữ “thạch” chứ không có chữ “đán” như tôi dùng
ở nơi đây, thí dụ: một thạch gạo. Nhưng theo tôi nghĩ đây có thể là sự sai
lầm trong từ điển, vì chữ Hán
石 có hai âm, “thạch” và “đán”, như chữ
Nguyên Đán. Chữ “thạch” có nghĩa là “đá” trong khi “đán” là đơn vị đo
dung tích thời xưa.
(6) Quách Mạt Nhược (1892-1978): Người huyện Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên.
Tên thật Khai Trinh, tự Đỉnh Đường, hiệu Thượng Võ, bút danh Mạt
Nhược (từ hai dòng sông Mạt, và Nhược, nơi sinh trưởng.)
Thơ, và những lời dịch giảng thuộc quyền sở hữu của tác giả, ngoại trừ các
nguồn dẫn chứng khác.