THẤT BỘ THI - Trang 13

Dịch:
…..
…..
Bản thị đồng căn sinh,
Tương tiễn hà thái cấp?
Triển khai:
….
….
Vốn là một gốc, một nguồn,
Lửa chi cho gấp, để canh sụt sùi.
Bản dịch: Trương Văn Tú
Đã là anh em cùng cha cùng mẹ thì tại sao phải tương tàn. “Máu chảy ruột
còn mềm” huống chi là cốt nhục tình thâm. “Tương tiễn hà thái cấp”, “tiễn”
đây có nghĩa là “nấu” hay “nướng.” Trong tục ngữ Việt Nam chúng ta cũng
có câu:
“Anh em như thể tay chân”
Hay ca dao:
“Khôn ngoan đá đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”
Nhắc đến ngụ ngôn về “gà” thì tôi lại nhớ câu “gà ghét tiếng gáy” thì rõ là
Tào Phi ghét tiếng gáy hay của Tào Thực.
Câu đánh thức nầy quả có hiệu nghiệm và đã làm cho Tào Phi hổ thẹn vì
tấm lòng nhỏ nhen của mình. Tuy nhiên, sự đánh thức chỉ ở một khoảnh
khắc để giữ được tính mạng của Tào Thực. Còn Tào Phi vẫn tiếp tục lo sợ,
nghi kị, và đẩy người em nầy ra vùng hoang vu dưới sự giám sát của sứ
thần. Cho đến con Tào Phi, Tào Duệ (Ngụy Minh Đế) sau lên làm vua cũng
vậy. Đúng là vận kiếp của một kẻ tài hoa.
“Thất Bộ Thi” được ca ngợi các triều đại sau này. Và là một điều giáo huấn
không thể thiếu sót trong gia đình. “Thất Bộ Thi” nay trở thành thành ngữ
trong văn chương Trung Quốc, ý chỉ một người có tài về văn thơ. Cũng như
chúng ta thường hay nói là “xuất khẩu thành thi” vậy.
Để kết luận, thiết nghĩ cũng nên đề cập đến bài “Phản Thất Bộ Thi” của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.