đầu.
Mẹ Tào Phi nghe được vội mời Tào Phi vào cung để xin mạng cho con. Lời
mẹ khó cãi. Trong lúc Tào Phi phân vân không biết xử lí em mình thế nào
cho thỏa đáng, và làm sao nhổ bỏ cái gai trước mắt thì Đại tư đồ (4) Hoa
Hâm (
華歆)bày mưu. Mưu rằng nghe thiên hạ đồn Tào Thực văn hoa lỗi
lạc, có thể xuất khẩu thành chương. Nếu điều này không thật thì đây là một
sự lừa dối đối với phụ vương và hoàng huynh. Tội khi quân lại mang thêm
một lần nữa thì e rằng có mười cái mạng vẫn không giữ được.
Tào Phi đắc ý khen hay, bèn cho người giữ ngục mang Thực ra và ra đề thơ
cho Thực. Rằng chúng ta là huynh đệ, thì cứ làm thơ về “huynh đệ” tuy
nhiên trong thơ không được mang một chữ gì về “huynh đệ” “anh em cốt
nhục”, thơ phải đúng vần đúng luật và thời gian chỉ được giới hạn trong
vòng bảy bước đi. Bài thơ trứ danh này từ đó được người đời gọi là “Thất
Bộ Thi”.
Tên bài thơ chỉ phản ánh một tình huống lịch sử còn nội dung thì mang một
hình ảnh tranh quyền đoạt vị đến nổi dẫn đến cốt nhục tương tàn, “nồi da
xáo thịt.” Sau có người lại cho tên bài thơ là “Cứu Mạng Thi” vì bài thơ
nầy đã cứu mạng của Tào Thực.
Chỉ trong vòng bảy bước Tào Thực hoàn tất bài thơ hoàn hảo. Tội cho Tào
Thực miệng thì cứ ngâm, mà nước mắt cứ chảy đầm đìa. Cứ mỗi lời ngâm
đều mang đầy khóc hận, kêu gọi tình thâm, quả làm rung động lòng người.
Tào Thực đúng là một thiên tài văn học có một không hai, “tài cao bát đấu”
(5) trong thiên hạ.
Hai câu đầu của bài thơ dẫn ý về nồi canh. Mà nước canh nầy từ nước đậu
mà ra.
煮豆持作羹,
漉豉以爲汁。
Dịch:
Chử đậu trì tác canh,
Lộc chi dĩ vi chấp.
Triển khai:
Canh kia từ đậu mà sinh,