THẤT BỘ THI - Trang 10

Tạm dịch:
…..
…..
Nguyện thành gió Tây Nam,
Mãi mãi trong lòng chàng.
Lòng chàng không mở rộng,
Thân thiếp gửi nơi nao?
Bản dịch: Trương Văn Tú
Tương tự những bài thơ khác như “Mỹ Nhân Thi”, “Dã Điền Hoàng Tước
Hành”, … đều diễn tả sự thất chí và hoài bảo và thất sủng trong triều đình.
Cũng nên nói thêm, trong thời kỳ phong kiến, sự chỉ trích, chê bai nhà vua
là tối kị, có thể đưa đến tội chém đầu vì tội khi quân, hay phản loạn. Vì vậy
văn chương, hay thi phú thường mang nhiều ngụ ý hơn là trực diện, mượn
vật nầy hay người nọ để mà gửi thác tâm tư để tránh họa sát thân.
B. Thất Bộ Thi - Bối Cảnh & Giảng Dịch:
“Thất Bộ Thi” là một bài thơ thuộc thể ngũ ngôn. Bài thơ đơn giản dễ hiểu,
từ ngữ chất phác mộc mạc, lại mang nhiều ý nghĩ cho đời sống thường
nhật. Nội dung bài thơ cho thấy sự tranh chấp quyền lực trong anh em, đưa
đến sự cốt nhục tương tàn.
Sau khi Tào Tháo mất, con trưởng Tào Phi, tự Tử Hằng, chính thức kế vị,
xưng là Ngụy Văn Đế. Sự nghi kị, tị hiềm của ông chẳng riêng gì với Tào
Thực, mà cùng các em khác như, Tào Chương, và Tào Hùng. Tất cả đều
được phong hầu nhưng lần lượt bị đưa đi những miền hoang dã và phải
chịu sự giám sát của triều đình. Không được lai vãng tới thành Lạc Dương
khi chưa được lịnh. Vây cánh của Tào Trực cũng dần dà bị tiêu diệt. Rõ
ràng đây chẳng qua là một án tù lỏng không hơn không kém đối với Tào
Trực.
Có một lần, Ngụy Văn Đế Tào Phi viện cớ Tào Thực trễ nải trong việc ma
chay của phụ hoàng nên gửi đặc sứ tìm Tào Thực vấn tội. Vào lúc Tào
Thực đang rượu chè hưng phấn, Thực nổi giận cho người đánh sứ thần, rồi
đuổi về. Hành động này biểu lộ sự ngạo mạn và khinh miệt đối với một tân
vương và cũng là dịp cho Tào Phi gán cho Thực tội khi quân, ra lệnh chém

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.