#5. Tính nhạy cảm
Ngoài vài trường hợp ngoại lệ, hầu hết các thành tựu đều cần tới sự
cộng tác với người khác. Sự thấu hiểu cảm xúc – tức là khả năng
đặt mình vào hoàn cảnh người khác – là điều cần thiết để thành
công. Các quản trị viên hoặc nhà quản lý cần nhạy cảm với cảm xúc
của thuộc cấp. Nhân viên kinh doanh cần đủ nhạy cảm để hiểu
được phản ứng của khách hàng. Các ứng cử viên cần nhanh nhạy
hiểu được nhu cầu của cử tri.
Hai nguyên tắc của Dale Carnegie để giữ cho mối quan hệ tốt đẹp
là “Hãy thành thật quan tâm tới người khác” và “Cố gắng trung thực
để xem xét vấn đề từ quan điểm của người khác”.
Bằng cách áp dụng những nguyên tắc này trong mối quan hệ với
mọi người ở công sở và trong cuộc sống, chúng ta sẽ khuyến khích
họ cũng như chính mình cố gắng hết sức giữ cho mối quan hệ được
tốt đẹp.
Bồi dưỡng lòng vị tha
Khi khao khát lớn nhất của chúng ta là làm người khác hạnh phúc,
khi mong ước này trở thành cảm xúc mạnh mẽ vì tha nhân, chúng
ta có động lực làm tất cả những thứ cần thiết để thành công.
Nói một cách ngắn gọn, thông thường, chỉ có những ai nhiệt tình
cống hiến để phụng sự tốt hơn và nhiệt tình cống hiến để phụng sự
nhiều người hơn mới có thể mong mỏi thành công, và sự tận tụy
như vậy có thể bắt nguồn từ tình thương yêu những người mà họ
phụng sự.
Lòng khao khát phụng sự tha nhân là một cảm xúc tốt đẹp, hài hòa
với từng quy luật của Thượng Đế và nhân loại, có thể làm giảm sự
mâu thuẫn, mối ác cảm và tạo nên động lực cần thiết để duy trì sự
tận tâm và nỗ lực.
Giống như những quy luật khác, chúng ta hãy cân nhắc và xem xét
liệu sự vị tha có cần thiết đối với những người thành công. Chẳng