tuần liền, ông chỉ trả lại khi bị dọa sẽ khám nhà, cuộc khám nhà trước sau
cũng tìm ra vật ăn trộm.
Đến người bào chữa đặt câu hỏi:
- Là chỉ huy trưởng đồn cảnh sát ở Ra-đô-li-xki, nhân chứng có được
nghe dân chúng phàn nàn gì về Kô-si-ba không?
- Không, không có một ai phàn nàn.
- Trước khi xảy ra hành vi chiếm hữu dụng cụ kia, ông có thể xem
việc cấp cho bị cáo chứng chỉ đạo đức là một việc có thể hay không?
- Tất nhiên rồi. Đó là một người rất lương thiện.
- Tại sao sau khi phát hiện ra vụ trộm, ông không bắt giữ Kô-si-ba?
- Bởi vì theo ý tôi, không hề phải lo ông ta chạy trốn. Chỉ cần buộc
Kô-si-ba không được đi đâu xa là đủ.
- Vậy nhân chứng có biết rằng Kô-si-ba mới đến địa phương của ông
chưa lâu và đã nhiều năm nay bị cáo thường thay đổi nơi cư trú của mình
hay không?
- Tôi có biết.
- Mặc dù vậy ông vẫn tin bị cáo sẽ không vi phạm quy định?
- Vâng. Vả lại tôi cũng không nhầm vì ông ta không hề đi trốn.
- Cảm ơn, tôi không hỏi gì thêm.
Nhân chứng tiếp theo là bác sĩ Pa-vơ-li-xki. Thoạt tiên anh ta tuyên bố
với vẻ miễn cưỡng rằng không có điều gì bổ sung cho những lời khai lần
trước của mình, nhưng trước sức ép của viên chưởng lý, anh ta buộc phải
trả lời.
- Tôi đã ba lần vào phòng bị cáo ở.
- Nhằm mục đích gì?
- Lần đầu, để cảnh cáo ông ta trước việc hành nghề chữa bệnh bất hợp
pháp, lần sau tôi được mời đến sau khi xảy ra tai nạn và lần cuối cùng để