họ sợ hãi khi phải chiến đấu. Trên thực tế, họ thường nhìn tôi như thể đầu
óc tôi có vấn đề khi hỏi như vậy. Họ hay gặp ác mộng, trong mơ, họ bị cô
lập khỏi nhóm trong suốt cuộc chiến và không thấy đường về."
Phản ứng trên lý giải sự dễ dàng đáng kinh ngạc khi chỉ một số ít các sĩ
quan tuần tra úc và cảnh sát bản địa đã có thể kết thúc chiến tranh bộ lạc ở
khu vực sau này là lãnh thổ của Papua New Guinea. Họ tới một ngôi làng
đang xảy ra chiến tranh, mua một con lợn và bắn nó để chứng minh sức
mạnh của vũ khí, kéo đổ làng Stockades và tịch thu khiên chiến của các
nhóm đang tham chiến nhằm khiến việc khơi mào chiến tranh trở nên nguy
hiểm và thỉnh thoảng họ bắn cả người New Guinea nào dám tấn công họ.
Tất nhiên, người New Guinea cũng nhận ra được sức mạnh của súng. Tuy
nhiên người ta khó có thể dự đoán được họ sẽ từ bỏ những hoạt động chiến
tranh mà họ đã thực hiện trong hàng ngàn năm dễ đến thế nào, khi mà
thành tựu chiến trận đã được ca ngợi từ thời thơ ấu và được dựng lên như
thước đo cho một người đàn ông.
Lời giải thích cho kết quả đáng ngạc nhiên này là người New Guinea đánh
giá cao những lợi ích của hòa bình do nhà nước đảm bảo mà họ đã không
thể tạo ra được khi không có chính quyền nhà nước. Ví dụ, vào những năm
1960, tôi đã trải qua một tháng trong khu vực vừa được bình định ở Cao
nguyên New Guinea, tại nơi này 20.000 người cao nguyên cho đến một
thập niên trước hoặc lâu hơn nữa vẫn liên tục gây chiến với nhau, giờ đây
lại sống chung cùng với một sĩ quan tuần tra úc và một vài cảnh sát New
Guinea. Đúng vậy, sĩ quan tuần tra và các cảnh sát được trang bị súng, còn
người Guinea thì không. Tuy nhiên, nếu người New Guinea thực sự muốn
tiếp tục chiến đấu, việc giết chết sĩ quan tuần tra và các cảnh sát vào ban
đêm, hoặc phục kích họ vào ban ngày đều không quá khó khăn. Nhưng họ
thậm chí còn không cố gắng làm như vậy. Điều đó cho thấy họ đánh giá cao
lợi thế lớn nhất của chính quyền nhà nước: đem đến hòa bình.
Tác động từ sự tiếp xúc với châu âu