Chiến tranh truyền thống tăng hay giảm hay vẫn giữ nguyên khi tiếp xúc
với châu âu? Đây không phải là một vấn đề đơn giản, vì nếu ai đó tin rằng
sự tiếp xúc với châu âu ảnh hưởng đến cường độ chiến tranh truyền thống,
thì họ sẽ nghiễm nhiên nghi ngờ mọi báo cáo của người quan sát vì cho
rằng chúng bị ảnh hưởng bởi người quan sát và không thể phản ánh những
điều kiện ban đầu. Lawrence Keely đã sử dụng phép loại suy khi giả định
rằng những trái dưa hấu có màu trắng ở bên trong và biến thành màu đỏ
ngay khi được cắt ra: làm thế nào người ta có thể hy vọng chứng minh
được những quả dưa hấu thực sự mang màu đỏ trước khi chúng được cắt ra
để kiểm tra màu sắc?
Tuy nhiên, hàng loạt bằng chứng khảo cổ học và báo cáo về chiến tranh
trước khi có sự tiếp xúc với châu âu, như đã được đề cập ở trên, khiến
chúng ta khó tin rằng con người từ lâu đã có một cuộc sống yên bình cho
đến khi những người châu âu xấu xa đến và làm mọi thứ trở nên hỗn độn.
Có thể chắc chắn rằng các cuộc tiếp xúc với châu âu hay các hình thức
chính quyền nhà nước khác trong dài hạn gần như luôn làm chấm dứt hay
giảm thiểu chiến tranh, vì mọi chính quyền nhà nước đều không muốn
chiến tranh phá vỡ việc điều hành lãnh thổ. Những nghiên cứu về các
trường hợp quan sát được theo góc nhìn dân tộc học cho thấy rằng, trong
ngắn hạn, giai đoạn đầu của quá trình tiếp xúc với người châu âu đều có thể
làm tăng hoặc giảm xung đột, vì một số lý do như sự du nhập của vũ khí,
bệnh tật, cơ hội giao thương từ châu âu, và sự gia tăng hay giảm sút nguồn
cung thức ăn.
Một ví dụ dễ hiểu về việc tiếp xúc với người châu âu dẫn đến gia tăng xung
đột trong ngắn hạn là trường hợp những cư dân Polynesian bản địa ở New
Zealand, tộc người Maori, vốn đã định cư ở New Zealand vào khoảng năm
1200 TCN. Những cuộc khai quật khảo cổ ở các pháo đài của người Maori
chứng tỏ xung đột của người Maori đã lan rộng từ lâu trước khi người châu
âu đến. Các báo cáo của những nhà thám hiểm châu âu đầu tiên từ năm
1642 trở đi và những thực dân châu âu đầu tiên từ năm 1790, mô tả rằng