cộng thêm nền tảng gia đình Cơ đốc giáo Quaker, Richardson đã phát triển
sự nghiệp thứ hai là phân tích các nguyên nhân gây ra chiến tranh dựa vào
toán học với hy vọng rút ra những bài học về cách phòng tránh nó. Phương
pháp của ông bao gồm lập bảng các cuộc chiến tranh mà ông có thể tìm
hiểu từ năm 1820 đến năm 1949, ghi chú số lượng tử vong, rồi dựa trên số
liệu này chia thành 5 bảng phụ, sau đó, ông kiểm định câu hỏi khi nào và
tại sao các quốc gia đi đến chiến tranh.
Trong giai đoạn 1820-1949, số lượng các cuộc chiến mà một quốc gia tham
chiến biến đổi rất khác nhau giữa các nước, từ 20 cuộc chiến đối với mỗi
nước Pháp, Anh đến 1 cuộc chiến với Thụy Sỹ và không có cuộc chiến nào
với Thụy Điển. Nguồn gốc chính của sự khác biệt này chỉ đơn giản là do số
lượng các nước mà một quốc gia có chung biên giới: càng có nhiều láng
giềng, số lượng các cuộc chiến trong dài hạn càng cao; nói cách khác, số
lượng các cuộc chiến tỷ lệ thuận với số lượng các quốc gia liền kề. Việc
quốc gia láng giềng nói cùng hay khác ngôn ngữ ít có ảnh hưởng đến số
lượng các cuộc chiến. Những ngoại lệ duy nhất của quy luật này là việc các
nước nói tiếng Hoa ít giao chiến hơn và các nước nói tiếng Tây Ban Nha
giao chiến nhiều hơn so với ước tính thống kê từ tổng số người nói tiếng
Hoa hay tiếng Tây Ban Nha trên thế giới. Richardson đưa ra suy đoán về
việc những yếu tố văn hóa nào có thể khiến những người nói tiếng Tây Ban
Nha đặc biệt có xu hướng đi đến chiến tranh và những người nói tiếng Hoa
thì ngược lại. Suy đoán của Richardson thực sự thú vị, nhưng tôi sẽ để độc
giả nào quan tâm tự nghiên cứu thêm những phân tích của Richardson,
trong các trang 223-230 và 240-242 của cuốn Statistics of Deadly Quarrels
(tạm dịch: Thống kê những cuộc tranh chấp chết chóc) của ông vào năm
1960.
Richardson đã không kiểm định thống kê ảnh hưởng của thương mại giữa
các quốc gia lên khả năng xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên, do chiến tranh
thường rất dễ diễn ra giữa các nước láng giềng có khả năng giao thương
cao với nhau, người ta có thể cho rằng quan hệ thương mại và chiến tranh