giết hàng trăm ngàn người Nhật, thường là trong những cuộc chiến trực
diện, bằng các phương pháp tàn bạo bao gồm cả lưỡi lê và súng phun lửa.
Những người lính đã giết người Nhật với số lượng rất lớn hoặc với lòng
dũng cảm đặc biệt đã được trao huy chương trước công chúng và những
người đã chết trong chiến tranh đã được truy tặng, tưởng nhớ như những
người anh hùng đã hy sinh anh dũng.
Chưa đầy 4 năm sau trận Trân Châu Cảng, người Mỹ được yêu cầu phải
ngừng căm ghét và giết hại người Nhật, quên đi những khẩu hiệu vốn đã ăn
sâu vào đời sống người Mỹ: "Hãy nhớ đến Trân Châu Cảng". Nhiều người
Mỹ từng trải qua những năm tháng đó đã rất vất vả trong phần đời còn lại
vì những điều họ được dạy bị gạt bỏ sau đó, đặc biệt nếu họ là những người
bị ảnh hưởng trực tiếp, ví dụ như có những người bạn, người thân ra đi mà
không trở lại. Tuy nhiên, những di sản trong thái độ của người Mỹ chỉ mới
là kết quả của bốn năm trải nghiệm chiến tranh, mà hầu hết họ chỉ trải qua
một cách gián tiếp. Lớn lên trong thời kỳ chống Nhật cuồng loạn của Thế
chiến II, tôi không ngạc nhiên với việc người Dani Wilihiman khao khát
giết người Dani Widaia, khi mà những thái độ này đã được họ khắc sâu
trong nhiều thập kỷ thông qua việc dạy bảo lẫn vô vàn trải nghiệm thực tế.
Khao khát trả thù không phải là tốt đẹp, nhưng nó không thể bị phớt lờ. Nó
phải được hiểu, thừa nhận và giải quyết - theo những cách khác với việc tự
mình trả thù.