Tuy nhiên, chúng ta biết rằng những dự đoán lạc quan chỉ đúng một phần.
Cha mẹ thường chăm sóc con cái và sau đó sẽ đến lượt con cái sẽ chăm lo
cho cha mẹ mình cũng như toàn bộ thế hệ trẻ chăm sóc cho người già.
Những kết luận này không đúng ít nhất với một số trường hợp con cái ở
hầu hết các xã hội, cũng như với hầu hết con cái ở một số xã hội. Lý luận
của chúng ta đã sai ở điểm nào?
Lỗi lầm ngây ngô của chúng ta (mà giờ đây các nhà sinh vật học tiến hóa
đã tránh được) là chúng ta không xem xét những xung đột về lợi ích giữa
các thế hệ. Cha mẹ không cần phải luôn hy sinh vô hạn, trẻ em không cần
lúc nào cũng phải biết ơn, tình yêu có giới hạn của nó và con người cũng
không phải là những thiết bị tính toán theo thuyết Darwin, liên tục đánh giá
cách truyền tải gen và văn hóa tối ưu để hành xử theo đó. Tất cả mọi người,
kể cả người già, đều muốn có một cuộc sống thoải mái cho bản thân, chứ
không chỉ cho con cái của họ. Cha mẹ thường có những giới hạn sẵn sàng
hy sinh cho con cái. Ngược lại, con cái lại nôn nóng tận hưởng cuộc sống
thoải mái. Họ khá chính xác khi cho rằng cha mẹ càng sử dụng nhiều
nguồn lực của bản thân, con cái sẽ càng có ít nguồn lực để tận hưởng.
Thậm chí, nếu con cái hành xử theo bản năng như các thiết bị tính toán theo
thuyết Darwin, chọn lọc tự nhiên dạy chúng ta rằng con cái không nên lúc
nào cũng chăm sóc cha mẹ già. Nhiều trường hợp con cái có thể cải thiện
việc di truyền gen hoặc văn hóa bằng cách tiết kiệm nguồn lực, ruồng bỏ,
hoặc thậm chí giết chết cha mẹ mình.
Tại sao lại ruồng bỏ hoặc giết chết?
Trong loại hình xã hội nào thì con cái (và thế hệ trẻ nói chung) "nên" (theo
cách lý luận này) lơ là, ruồng bỏ, hoặc giết chết cha mẹ (và thế hệ lớn tuổi
nói chung)? Nhiều trường hợp như vậy được báo cáo từ các xã hội mà
người già bị tàn tật nặng nề gây nguy hại cho sự an toàn của cả xã hội. Tình
trạng này phát sinh từ hai loại hoàn cảnh khác nhau. Một loại đúng với
những người du mục săn bắt - hái lượm phải liên tục thay đổi trại. Nếu