vực phía nam New Britain. Tôi không biết xã hội nào khác tiến hành nghi
thức siết cổ góa phụ ở New Britain hoặc New Guinea, ngoại trừ người
Sengseng có quan hệ láng giềng với người Kaulong. Thay vào đó, có vẻ
như cần xem tục siết cổ góa phụ Kaulong là một dấu vết văn hóa lịch sử
độc lập vì một vài lý do không rõ đã đặc biệt được hình thành ở vùng New
Britain đó và lý do cuối cùng đã bị loại bỏ bởi quá trình chọn lọc tự nhiên
trong các xã hội (có nghĩa là, thông qua việc các xã hội New Britain khác
không thực hiện tục siết cổ góa phụ mà nhờ đó đạt được lợi thế hơn người
Kaulong), nhưng điều đó lại tồn tại trong thời gian dài cho đến khi các áp
lực và sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài khiến tập tục này bị cấm sau
khoảng năm 1957. Bất kỳ ai quen với bất cứ xã hội nào khác sẽ có khả
năng nghĩ đến những điểm ít cực đoan hơn đặc trưng cho xã hội đó, những
điểm có thể không có những lợi ích trông thấy hoặc thậm chí còn có vẻ có
hại đối với xã hội đó và những điểm đó không phải là kết quả của các điều
kiện địa phương một cách rõ ràng.
Tuy nhiên, còn một cách tiếp cận khác để hiểu được những khác biệt giữa
các xã hội là công nhận những niềm tin và tập tục văn hóa có tính phổ quát
rộng và lan truyền lâu đời khắp khu vực đó mà không có quan hệ rõ ràng
với các điều kiện địa phương. Những ví dụ quen thuộc kể đến sự tồn tại gần
như khắp mọi nơi của các tôn giáo độc thần và các ngôn ngữ không âm tiết
ở châu âu, trái ngược với tần suất của các tôn giáo đa thần và ngôn ngữ có
âm tiết ở Trung Hoa và các khu vực liền kề ở Đông Nam á. Chúng ta biết
rất nhiều về nguồn gốc và lịch sử lan truyền của mỗi hình thức tôn giáo ở
mỗi vùng. Tuy nhiên, tôi không biết những lý do thuyết phục cho việc ngôn
ngữ có âm tiết kém hiệu quả hơn ở môi trường châu âu cũng như vì sao các
tôn giáo độc thần về bản chất lại không phù hợp ở môi trường Trung Hoa
và Đông Nam á. Tôn giáo, ngôn ngữ, các niềm tin và tập tục khác có thể
lan truyền theo hai cách. Một là bởi những người đi khai phá và mang theo
văn hóa của họ, như trường hợp những di dân châu âu đến châu Mỹ và
châu úc thiết lập nên ngôn ngữ châu âu và xã hội giống châu âu ở những
nơi này. Cách thứ hai là kết quả của việc chấp nhận những niềm tin và tập