có trò chơi điện tử". "Ở Philippines, tất cả trẻ em đều gọi người lớn là‚ ‘cô’
và ‘chú’. Chúng cháu có thể ra vào bất kỳ ngôi nhà nào trong làng. Vào bữa
tối, chúng cháu có thể ăn ở nhà của bất cứ ai mà chúng cháu đang ở chơi
vào lúc đó với những đứa trẻ khác". "Trẻ em Mỹ ít hòa đồng hơn trẻ em
New Guinea. Ở New Guinea, cháu thường cười và chào bất cứ ai cháu gặp
và bắt đầu trò chuyện. Nhưng trẻ em Mỹ đi ngang qua nhau hay người lạ,
đều không nói gì, không chào hỏi. Khi cháu mỉm cười và chào chúng,
chúng sẽ trả lời, nhưng chúng không bao giờ bắt đầu trước."
"Ở Mỹ, người dân phải được giải trí và họ không biết làm sao để tự làm
mình vui". "Ở châu Phi, nếu bạn cần một cái gì đó, bạn tự làm nó và kết
quả là bạn biết nó được tạo ra như thế nào và hoạt động ra sao. Ở Mỹ, nếu
bạn cần gì đó, bạn mua nó và bạn không biết nó được tạo ra thế nào". "Trẻ
em Mỹ ít sáng tạo hơn trẻ em New Guinea, bởi tất cả mọi thứ đều được
đóng gói sẵn cho chúng. Ở New Guinea, nếu bạn nhìn thấy một chiếc máy
bay và bạn muốn có một mô hình máy bay, bạn tự mình làm mô hình máy
bay từ gỗ hoặc từ những cây gậy. Sau đó bạn chơi với chiếc máy bay, làm
cho nó chao lượn và làm đủ thứ tiếng động. Anh trai cháu và cháu bắt
chước những chuyến bay một cách chi tiết với mô hình máy bay tự chế của
mình. Nhưng trẻ em Mỹ chỉ nhận được những chiếc máy bay đồ chơi đóng
gói sẵn và không buồn bắt chước những chuyến bay."
"Ở châu Phi bạn chia sẻ mọi thứ. Ví dụ, trong khi cháu còn đi học, cháu
mua được một cái ruột xe bằng cao su màu đỏ. Cao su rất quý để dùng làm
súng cao su. Trong một thời gian dài, cháu đã chia sẻ cái ruột xe màu đỏ
quý giá của mình với những đứa trẻ khác để chúng làm súng cao su. Nhưng
ở Mỹ, nếu bạn có thứ gì đó có giá trị, bạn giữ nó cho riêng mình và không
chia sẻ cho ai. Ngoài ra, không có ai ở Mỹ biết phải làm gì với một cái ruột
xe."
"Điều chỉnh lớn nhất của cháu để quen dần khi chuyển từ New Guinea đến
Hoa Kỳ là sự thiếu tự do. Trẻ em tự do hơn ở New Guinea. Ở Mỹ, cháu