sóng gió sắp tới, cứ thế nói ra hết: “Gọi Quỷ hồn đến làm bạn với chúng,
chẳng phải rất đúng lúc sao?”
Đúng như vậy sao?
Nếu không phải thì tại sao Hữu tướng một lòng muốn củng cố quan hệ
họ hàng với hoàng gia, để bảo đảm sau này có bị thất thế cũng không bị
liên lụy vì tai bay vạ gió, nhưng vì sao lại chọn Ninh An vương phủ? Ninh
An vương đời trước là anh họ của của thiên tử đương triều, và là thanh mai
trúc mã của Cửu công chúa. Mặc dù đã sớm qua đời nhưng vẫn đảm bảo
cho người vợ góa của mình ngồi trên ngôi cao, con trai độc nhất thừa kế
tước vị, bổng lộc không hề suy giảm, đủ thấy sức ảnh hưởng trong hoàng
tộc. Về phần thiên kim nhà Hữu tướng, y đã sớm biết, tự nhận thấy bản
thân không thể nào chịu đựng nổi cái tính điêu ngoa kia. Còn thiên tử
đương triều, chẳng phải là do nhìn thấy tầm ảnh hưởng của Hữu tướng với
triều thần cho nên mới ngự bút tứ hôn, như vậy chẳng phải là kết một đôi
uyên ương sao?
Trong mắt người khác là kim ngọc lương duyên, ông trời tác hợp,
nhưng với y mà nói chẳng khác nào khổ hình. Không phải y chưa từng nghĩ
đến chuyện dẫn Tố Bạch bỏ trốn, chỉ là sao y nỡ nhẫn tâm để cho mẫu thân
ở góa nhiều năm bị triều đình giận cá chém thớt?
Hoặc là nói, trong trò đấu trí này y có đi không có về.
Để phá vỡ hôn lễ vua ban kia, nếu có thể dọa cho thiên kim Hữu tướng
hoảng sợ bỏ cuộc là tốt nhất. Bằng không, y dẫn Quỷ hồn đến, còn sống
hay chết sẽ phó mặc cho tạo hóa. Để cưới Tố Bạch mà phải phạm tội lớn
ngập trời thì đã sao? Y sống không được bao lâu nhưng cũng coi như để
cho Tố Bạch một con đường lui, sau này nàng không phải lo áo cơm, không
cần xuất đầu lộ diện, cũng không cần phải chịu nhiều lời đồn đãi thế này.