THẾ THỨ CÁC TRIỀU VUA VIỆT NAM - Trang 54

- Nữ hoàng ở ngôi hơn một năm, đến tháng 12 năm Ất Dậu (1225) thì nhường
ngôi cho chồng là Trần Cảnh (Trần Thái Tông). Từ đây, bà là Chiêu Thánh
hoàng hậu.
- Tháng 1 năm Đinh Dậu (1237), 19 tuổi, vì lí do “không có con”, bà bị phế và
giáng làm công chúa. Người thay địa vị hoàng hậu là bà Thuận Thiên (chị ruột
của bà, trước đã gả cho Trần Liễu là anh ruột của vua Trần Thái Tông và đã có
thai với Trần Liễu được ba tháng).
- Tháng 1 năm Mậu Ngọ (1258), 40 tuổi, bà được đem gả cho Lê Tần (tức Lê
Phụ Trần), một danh tướng của triều Trần.
- Bà mất vào tháng 3 năm Mậu Dần (1278), sau khi đã sanh hạ cho Lê Tần hai
người con (một trai, một gái), thọ 60 tuổi.
- Niên hiệu trong thời gian ở ngôi của bà là Thiên Chương Hữu Đạo (1224 -
1225).
Như vậy, triều Lý tồn tại 215 năm, với 9 đời vua nối nhau trị vì. Trong 9 đời vua
đó có:
- Một vua là nữ (Lý Chiêu Hoàng).
- Vua ở ngôi lâu nhất là Lý Nhân Tông (55 năm) và vua ở ngôi ngắn nhất là Lý
Chiêu Hoàng (1 năm).
- Vua lên ngôi sớm nhất là Lý Anh Tông (lúc hai tuổi) và Lý Cao Tông (lúc 3
tuổi). Vua lên ngôi muộn nhất là Lý Thái Tổ (lúc 36 tuổi) – vua đầu của triều
Lý.
- Vua đổi niên hiệu nhiều nhất là Lý Nhân Tông (8 lần) và có ba vua chỉ đặt một
niên hiệu, đó là Lý Thái Tổ, Lý Huệ Tông và Lý Chiêu Hoàng.
- Vua thọ nhất là Lý Nhân Tông (61 tuổi) và vua mất sớm nhất là Lý Thần Tông
(22 tuổi).
- Vua không có con trai để nối ngôi, phải truyền ngôi cho cháu là Lý Nhân
Tông, hoặc phải truyền ngôi cho con gái là Lý Huệ Tông.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.