vẫn khiến họ bâng khuâng.
Bao giờ còn những kẻ say đắm tình yêu và đau khổ vì yêu thì những câu thơ như:
Ta mơ trong đời hay trong mộng?
Vùng cúc bên ngoài động dưới sương,
hay:
Đợi đến luân hồi sẽ gặp nhau
Cùng em nhắc lại chuyện xưa sau.
Chờ anh dưới gốc sim già nhé!
Em hái đưa anh đóa mộng đầu.
vẫn tìm thấy những tiếng dội trong lòng người.
Dầu chưa lăn lóc trong trường tình, đọc thơ Lư người ta cũng phải bồi hồi vì cảnh phong ba
ngoài kia, nơi thi nhân đương trôi nổi. Qua khung cửa bài thơ; ngọn gió lạnh ngoài khơi đưa tới,
người ta sẽ thấy xao động cho dầu đã khép chặt nỗi lòng để sống một cuộc đời êm ấm.
Sao lại có người có thể đọc những câu như thế mà vẫn dửng dưng
. Họ bảo những nỗi đau
thương ấy thường quá. Vâng, thường, thường lắm, thường như hầu hết những nỗi đau thương
thành thực của loài người. Tôi không muốn nói nhiều. Trước sự đau thương của người bạn, tôi
muốn im lìm kính cẩn. Tôi chỉ biết, dầu có ưa thơ người này người khác, mỗi lúc buồn đến, tôi lại
trở về với Lưu Trọng Lư. Có những bài thơ cứ vương vấn trong trí tôi hàng tháng, lúc nào cũng
như văng vẳng bên tai. Bởi vì thơ Lư nhiều bài thực không phải là thơ, nghĩa là những công trình
nghệ thuật, mà chính là tiếng lòng thổn thức cùng hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta.
Mars 1941
NẮNG MỚI
Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.
Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước dậu phơi.
Hình dáng me tôi chửa xóa mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo