THI NHÂN VIỆT NAM - Trang 228

“Những giờ không trở lại” đó, Phan Văn Dật nhắc đến một cách âu yếm. Nào những mối tình

xựa, xa hơn nữa, những cảm hoài thời thơ ấu, những khi nô đùa với trẻ con hàng xóm, những khi
anh em dắt tay nhau vơ vẩn trong vườn:

Vào buổi bình minh, năm ấy xưa,

Trong vườn đào lý, phủ sương mờ,

Dắt tay hai trẻ tìm hoa rụng,

Mơ chuyện thần tiên, nghĩ vẩn vơ.

Những cảnh đã qua trong đời mình có khi thi nhân để lẫn với những cảnh đã qua mấy mươi đời

trước. Nhân biệt một người bạn, Phan Văn Dật đã thay lời người đàn bà xưa tiễn chồng đi lính
viết lên những câu nhịp nhàng và cảm động. Nỗi buồn riêng ấy của thi nhân còn khiến người nghĩ
liên miên đến nỗi đau đớn của người xương phụ cùng cái ngao ngán vì mọi cuộc tang

thương

[129]

.

Nói cho đúng, thi nhân chẳng phải hoàn toàn sống trong cảnh xưa cảnh mộng và cái thế giới

chung quanh tuyệt không có trong con mắt thi nhân. Người cũng biết say sưa vì cảnh đẹp thoảng
qua trước mắt. Có lúc bỗng sực nhớ mình là một người trai trẻ đương tuổi yêu, nghệ sĩ nắn mấy
vần thơ:

Ca ngợi tình yêu, vẻ đẹp em,

Lời thơ réo rắt tôi săn tìm,

Cậy người mang tặng cho em đọc,

Em để vào ngăn em chẳng xem.

Thì xưa nay vẫn thế!

Thơ Phan Văn Dật không rực rỡ, không réo rắt, không hùng tráng, không làm ta bồi hồi ngây

ngất, nhưng vẫn khiến ta ưa đọc: nó là những vần thơ dễ thương. Ta không cảm phục mà ta lưu
luyến, cũng như ta lưu luyến đất Kinh Đô là nơi quê hương của thi sĩ. Người yêu văn sẽ xem thi
nhân như bạn nếu không thể xem như thầy.

Chính Phan Văn Dật cũng không muốn làm thầy ai. Người vốn biết:

Sự hoàn toàn tìm kiếm chỉ thêm hoài,

Ngọc lành là chuyện nói mà chơi,

Chớ kể ngọc nào không có vết!

Décembre 1935

TIỄN ĐƯA

(Lời một người đàn bà xưa đưa chồng đi lính)

Ngày mai chàng lên đường,

Thân gió bụi tuyết sương,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.