THI NHÂN VIỆT NAM - Trang 34

mới, hơn ngàn năm trước đã có rồi”.

Thì ai chẳng nhận thấy thế. Nhưng đã lâu lắm ta chỉ quen với món thất ngôn bát cú. Quen đến ngấy.

Bây giờ nếu có gì chưa quen ta cứ gọi là mới chứ sao. Ở nhà quê đến mỗi năm một lần ăn cơm mới.
Có ai bắt bẻ: “Mới gì thứ cơm ấy, năm ngoái đã ăn rồi?” Vậy mặc dầu các lối thơ thông dụng đời nay
chỉ là những lối thơ xưa phục hưng, nó vẫn mới như thường.

Huống chi ta đã thấy những lối thơ xưa phục hưng đều có biên thế ít nhiều. Nó mềm hơn. Nhạc điệu

câu thơ cũng khác. Vì những chỗ ngắt hơi không nhất định. Nhất là và cái lối dùng chữ rốt đã được
nhập tịch đường hoàng.

Hôm nay tôi đã chết trong người

Xưa hẹn nghìn năm yêu mến tôi.

Hai câu thất ngôn ấy của Xuân Diệu hình dáng khác thơ xưa biết bao. Phép dùng chữ, phép đặt câu

đối mới một cách táo bạo cũng thay hình dáng câu thơ không ít. Những thể thơ, cũng như toàn thể xã
hội Á Đông, muốn mưu lấy sinh tồn, không ít thì nhiều cũng phải thay hình đổi dáng.

Nhưng hôm nay tôi chưa muốn nói nhiều về hình đáng câu thơ. Một lần khác buồn rầu hơn chúng ta

sẽ thảo luận kỹ càng về luật thơ mới, về những vần giãn cách, vần ôm nhau, vần hỗn tạp, về ngữ pháp,
cú pháp và nhiều điều rắc rối nữa.

Bây giờ hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn: tinh thần thơ mới.

Giá các nhà thơ mới cứ viết những câu như hai câu vừa trích trên này thì tiện cho ta biết mấy.

Nhưng chính Xuân Diệu còn viết:

Người giai nhân: bến đợi dưới cây già;

Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt.

Và một nhà thơ cũ

[49]

tả cảnh thu lại có những câu nhí nhảnh và lả lơi:

Ô hay! Cảnh cũng ưa người nhỉ!

Ai thấy ai mà chẳng ngẩn ngơ!

Giá trong thơ cũ chỉ có những trần ngôn sáo ngữ, những bài thơ chúc tụng, những bài thơ vịnh hết cái

này đến cái nọ, mà các nhà thơ mới lại chỉ làm những bài kiệt tác thì cũng tiện cho ta biết mấy. Khốn
nỗi, cái tầm thường, cái lố lăng chẳng phải của riêng một thời nào và muốn hiểu tinh thần thơ cho đúng
đắn, phải sánh bài hay với bài hay vậy.

Âu là ta đành phải nhận rằng trời đất không phải dựng lên cùng một lần với thế hệ chúng ta. Hôm

nay đã phôi thai từ hôm qua và trong cái mới vẫn còn rớt lại ít nhiều cái cũ. Các thời đại vẫn liên tiếp
cùng nhau và muốn rõ đặc sắc mỗi thời phải nhìn vào đại thể.

Cứ đại thể thì tất cả tinh thần thời xưa - hay thơ cũ - và thời nay - hay thơ mới - có thể gồm lại trong

hai chữ tôi và ta. Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi. Nói giống nhau thì vẫn có chỗ
giống nhau như chữ tôi vẫn giống chữ ta. Nhưng chúng ta hãy tìm những chỗ khác nhau.

Ngày thứ nhất - ai biết đích ngày nào - chữ tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thực bỡ ngỡ. Nó

như lạc loài nơi đất khách, bơi nó mang theo một quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: quan niệm cá
nhân. Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân, chỉ có đoàn thể: lớn thì quốc gia. nhỏ thì gia đình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.