chết ấy thế nào, họ đặt liều cho nó cái tên: thơ cũ. Chữ dùng có thể sai, nhưng nguyện vọng của họ rất
chính đáng. Có bao giờ họ xâm phạm đến các thi hào đời xưa đâu, mà người ta phải nhọc lòng bênh
vực
[45]
họ chỉ công kích một lối thơ gần đây, một lối thơ tai hại - nó vẫn giống thơ Lý, Đỗ Như rất
thân mật của Đông Thi vẫn giống cái nhăn mặt của Tây Thi vậy!
Họ không muốn nhăn mặt. Sợ mang cái dại của Đông Thi. Họ tìm những vẻ đẹp khác Thơ mới ra
đời.
Ta hãy định nghĩa thế nào là thơ mới và luôn thế hoặc ta sẽ tìm được cái nghĩa chính đáng của danh
từ thơ cũ. Trước hết muốn tránh mọi sự lầm lẫn xin hiểu chữ thơ theo nghĩa chữ thi trong Kinh Thi hay
chữ poésie trong tiếng Pháp. Hiểu theo nghĩa rộng vậy. Đã thế, khi nói lối thơ mới chỉ là nói cho tiện,
chứ thực ra thơ mới cũng nhiều lối. Bài không nhận rõ điều ấy nên có đôi người tưởng thơ mới tức là
thơ tự do. Đã dành theo cách định nghĩa của người đề xướng ra nó thì chính nó là thơ tự do, nhưng
trong mười năm hàng vạn người đã dùng danh từ thơ mới để chỉ rất nhiều bài thơ khác xa lối thơ tự do.
Danh từ này vốn mới đặt ra, người ta trao cho nó nghĩa gì thì nó sẽ có nghĩa ấy. Cho nên phải hiểu nó
theo nghĩa thông thường không thể hiểu theo cách định nghĩa của Ô. Phan Khôi.
Thơ tự do chỉ là một phần nhỏ trong thơ mới. Phong trào thơ mới trước hết là một cuộc thí nghiệm
táo bạo để định lại giá trị những khuôn phép xưa. Cuộc thí nghiệm bây giờ đã tạm xong. Và đây là
những kết quả:
Thể Đường luật vừa động đến là tan. Những bài Đường luật của Quách Tấn dầu được hoan nghênh
cũng khó làm sống lại phép đối chữ, đối câu cùng cái nội dung chặt chẽ của thể thơ.
Thất ngôn và ngũ ngôn rất thịnh. Không hẳn là cổ phong. Cổ phong ngày xưa đã thúc lại thành
Đường luật. Thất ngôn và ngũ ngôn bây giờ lại do luật Đường giãn và nới ra, cho nên êm tai hơn. Cũng
có lẽ vì nó ưa vần bằng hơn vần trắc.
Ca trù biến thành thơ tám chữ. Thể thơ này ra đời từ trước 1936, nghĩa là trước khi Ô. Thao Thao
đề xướng. Yêu vận mất. Phần nhiều vần liên châu.
Lục bát vẫn được trân trọng: ảnh hưởng Truyện Kiều và ca dao. Song thất lục bát cơ hồ chết, không
hiểu vì sao.
Thơ bốn chữ trước chỉ thấy trong những bài vè, nay cất lên hàng những thể thơ nghiêm chỉnh.
Lạc ngôn thể trước chỉ thấy trong Bạch Vân thi tập thỉnh thoảng cũng được dùng.
Từ khúc mà hồi đầu người ta toan đưa làm thể chính thức của thơ mới, đã chết dần cùng với thơ tự
do
[46]
.
Luật đối thanh rất tự nhiên trong thơ Việt vẫn chi phối hết thảy các thể thơ.
[47]
Nói tóm lại, phong trào thơ mới đã vứt đi nhiều khuôn phép xưa, song cũng nhiều khuôn phép nhân
đó sẽ thêm bển vững. Hẳn tương lai còn dành nhiều vinh quang cho những khuôn phép này. Nó đã qua
được một cơn sóng gió dữ dội trong khi các khuôn phép mới xuất hiện đều bị tiêu trầm như thơ tự do,
thơ mười chữ, thơ mười hai chữ, hay đương sắp sửa tiêu trầm như những cách gieo vần phỏng theo thơ
Pháp
[48]
Đến đây chắc người ta nhắc lại cái câu đã nói nhiều lần: “Không có thơ mới. Có điều các anh gọi là