THI NHÂN VIỆT NAM - Trang 32

viễn hơn, sâu sắc hơn mà bình dị hơn trong linh hồn nòi giống. Nhất là ca dao sẽ đưa họ về với dân
quê, nghĩa là với chín mươi phần trăm số người trong nước. Trong nguồn sống dồi dào và mạnh mẽ ấy
họ sẽ tìm ra những vần thơ không phải chỉ dành riêng cho chúng ta, một bọn người có học mới, mà có
thể làm nao lòng hết thảy người Việt Nam.

*

* *

Trên kia đã nối đến Mùa cổ điển là hết một thời đại trong thi ca.

Làng thơ mới tự mình mở cửa đón mời một người cũ. Họ không nói chuvện hơn thua nữa. Thực hành

một ý kiến phát biểu ra từ trước, họ nhã nhặn bỏ luôn cái danh hiệu thơ mới; từ nay thơ họ chỉ gọi nó

là thơ

[43]

. Tôi sẵn lòng tin rằng tương lai sẽ chiều theo ý họ, Nhưng Quách Tấn là một người thanh

niên có Tây học; người thanh niên ấy hồi 1939 đã xuất bản một tập thơ cũ

[44]

được Tản Đà để ngang

với thơ Yên Đổ, thơ Hồ Xuân Hương, mà chúng ta lại thấy lạt lạt. Đến nay người cho ra một tập nữa,
chúng ta hết sức hoan nghênh, thì trong những nhà thơ cũ chính tông lại ít có người thích. Nội chừng ấy
cũng đủ chứng rằng sau này thơ có thể không chia mới cũ, nhưng trong khoảng mười năm qua, mới, cũ
là hai sự thực.

Lần theo dòng thời gian đến cuối giai đoạn này của lịch sử, ta hãy dừng lại, để nhận rõ chân tướng

của mỗi loại thơ.

Cái danh hiệu thơ cũ đã dùng nhiều lần, mỗi người hiểu một cách. Người phái cũ bảo đó là tất cả thi

ca Việt Nam, tất cả thi ca Trung Quốc từ trước tới nay, nghĩa là chỉ trừ những bài quốc văn quái gở
mạo danh là thơ mới xuất hiện sau 1932, ngoài ra là thơ cũ hết. Chẳng những thế, họ còn ban tên thơ cũ
cho những bài tuy không đúng niêm luật nhưng vẫn thuộc vào các thể thất ngôn, ngữ ngôn, lục bát,
vân.v.v... do những người trẻ tuổi viết ra. Thành ra khi họ dùng hai chữ thơ cũ, họ nghĩ đến Khuất
Nguyên, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du và bao nhiêu tên rạng rỡ nữa; họ cũng có thể
nghĩ đến Lưu Trọng Lư, Thái Can v.v... Kể như vậy cũng tiện! Trong các cuộc xung đột họ sẽ đưa
những tên ấy ra làm hậu thuẫn thì ai còn dám đương đầu.

Song bọn mới cũng chẳng vừa chi. Họ nhất định cướp cho được Lưu Trọng Lư, Thái Can, v.v..., và

giành luôn cả Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đỗ Phủ, Lý Bạch. Có gì đâu. Trong ý họ thơ cũ là cái mà
thi ca đã xuất hiện khoảng nửa thế kỷ nay, đã trị vì một cách bệ vệ trên các sách báo quốc ngữ và hiện
đương chiếm một phần lớn cái bộ Văn đàn bảo giám của Ô. Trần Trung Viên. Hơn nữa, trừ một đôi khi
hăng quá hóa liều còn thi nói thơ cũ họ chỉ muốn nói những bài thơ dở gần đây, nhất là những bài thuộc
về thể thơ họ căm nhất, thể thơ luật.

Nói tóm lại, thơ cũ hoặc là tinh hoa của mấy ngàn năm văn học, hoặc là cặn bã một lối thơ đến lúc

tàn.

Định nghĩa như thế thì có thể cãi nhau mãn kiếp cũng chưa xong. Lỗi ấy tại ai? Mới ngó qua thì hình

như lỗi những người trẻ tuổi. Nhưng ta hãy nghĩ: danh từ thơ cũ là một danh từ chính họ vừa đặt ra.
Ngày xưa không có thơ cũ. Họ cần phải phản động lại một lối thơ rất thịnh hành trong vài ba mươi năm
gần đây, vẫn biết trong lối ấy cũng đã sản xuất ít bài có giá trị, song những cái ấy thưa thốt quá không
che được cái tầm thường mênh mông, cái trống rỗng đồ sộ đương ngự trị trên thi đàn Việt Nam. Tinh
thần lối thơ ấy đã chết. Họ phải thoát ly ra khỏi xác chết để tìm một đường sống. Không biết gọi xác

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.