THI NHÂN VIỆT NAM - Trang 40

Nhưng hình như có hồi Thế Lữ đã đi lầm đường. Bởi người ta nói quá nhiều, nên thi nhân tưởng

quê hương mình là tiên giới và quên rằng đặc sắc của người chính ở chỗ tả những vẻ đẹp thực của
trần gian.

Tuy vậy, dầu về hồi sau thơ Thế Lữ có phần kém trước, nhưng giá những bài ấy là của một người

khác, thì vẫn có thể dành cho tác giả nó một địa vị khá trên thi đàn. Bởi vì Thế Lữ ít khi ghép
những lời suông, khi nào viết là cũng có chuyện gì để nói.

Tôi nói về Thế Lữ đã nhiều quá rồi. Những còn biết bao nhiêu điều muốn nói nữa. Tôi thấy

chung quanh tôi người ta lạnh lùng quá. Thế Lữ cơ hồ đã đi theo phần đông thi sĩ trong “Văn đàn
bảo giám”. Cái cảnh lạt phai ấy sao mà buồn thế!

Không, ta hãy đi ngược lại thời gian, quên những sở thích nhất thời và trân trọng lấy những

bông hoa vẫn thắm tươi như hồi mới nở.

Janvier

1941

NHỚ RỪNG

(Lời con hổ ở vườn Bách thú)

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

Ta nằm dài, trồng ngày tháng dần qua,

Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,

Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm

Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,

Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,

Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ

Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa.

Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi

Với khi thét khúc trường ca dữ dội,

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,

Là khiến cho mọi vật đều im hơi.

Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.