đã sáng tạo ra một cái nhạc điệu riêng để tả một cái gì đương rơi. Cái gì đó có thể là những giọt
sương, cũng có thể là những giọt lệ hay những giọt gì vẫn rơi đều đều, chậm chậm trong lòng ta
mỗi lúc vẩn vơ buồn ta đứng một mình trong lặng lẽ.
Nhưng “Sương rơi” còn có vẻ một bài văn. “Gửi Trương Tửu” mới thực là kiệt tác của Nguyễn
Vỹ. Trong lúc say, Nguyễn Vỹ đã quên được cái tật cố hữu của người, cái tật lòe đời. Người đã
quên những câu thơ hai chữ và những câu thơ mười hai chữ. Người dừng một lối thơ rất bình dị,
rất xưa, lối thất ngốn tràng thiên liên vận và liên châu. Lời thơ thống thiết, uất ức, đủ dãi nỗi bi
phẫn cho cả một hạng người. Một hạng người nếu có tội với xã hội thi cũng có chút công, một
hạng người đã đau khứ nhiều lắm, hạng sống bằng nghề văn. Hãy cho đi là họ không có gì xuất
chúng; thì ít nhất họ cũng đã nuôi những giấc mộng to lớn khác thường. Nhưng đời không chiều
họ; đụng vào sự thực, những giấc mộng của họ đều tan tành và lần lượt họ bỏ thây ở dọc đường
hay trong một căn phòng bố thí.
Nguyễn Vỹ đã làm bài thơ này trong một lúc vô cùng buồn giận vì cái nghiệp văn chương.
Những ai cùng một cảnh huống xem thơ tưởng có thể khóc lên được. Trong lời văn còn chút
nghênh ngang từ đời xưa lưu lại. Nhưng ta đã xa lắm rồi cái kiêu ngạo phi thường của Lý Thái
Bạch, chỉ biết có văn chương còn khinh hết thảy:
Khuất Bình từ phú huyền nhật nguyệt,
Sở vương đài tạ không sơn khâu;
Hứng cam lạc bút giao ngũ nhạc,
Thi thành tiếu ngạo lăng thương châu.
Với Nguyễn Vỹ, chúng ta đã mất hẳn cái cười kiêu ngạo ấy và ngơ ngác thấy xếp cùng hàng
với... chó.
Cái lối xếp hàng kỳ quái ấy đã làm phật ý Tản Đà. Một hôm say rượu, Tản Đà trách Nguyễn Vỹ:
“Sao anh lại ví nhà văn chúng mình với chó? Anh không sợ xấu hổ à? Nguyễn Vỹ đáp lại, cũng
trong lúc say: “Tôi có ví như thế thì chớ xấu hổ, chứ chúng ta xấu hổ cái nỗi gì?”
Septembre 1941