Đã bước trùng nhau một ngả đường.
Lại có khi suối buồn thương cứ tự trong thâm tâm – chảy ra lai láng không vướng chút bụi trần:
Ôi! Nắng vàng sao mà nhớ nhung!
Có ai đàn lẻ để tơ chùng?
Có ai tiễn biệt nơi xa ấy
Xui bước chân đây cũng ngại ngùng...
Phải tinh lắm mới thấy rõ lòng mình như thế giữa cái ồ ạt, cái rộn rịp của cuộc đời hằng ngày.
Đây có lẽ là một điều Huy Cận đã học được trong thơ Pháp. Nhưng với trí quan sát rèn luyện
trong nền học mới, Huy Cận đã làm một việc táo bạo: tim về những cảnh xưa, nơi bao nhiêu người
đã sa lầy - tôi muốn nói sa vào khuôn sáo. Người nói cùng ta nỗi buồn nơi quán chật đèo cao, nỗi
buồn của sông dài trời rộng, nỗi buồn của người lữ thứ dừng ngựa trên non, buồn đêm mưa, buồn
nhớ bạn. Và cũng như người đã làm thơ với những cái hình như không có gì nên thơ, người tìm ra
thơ trong những chốn ta tưởng không còn có thơ nữa. Người đã gọi dậy cái hồn buồn của Đông Á,
người đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này. Huy Cận triền
miên trong cảnh xưa, trò chuyện với người xưa, luôn luôn đi về trên con đường thời gian vô tận.
Có lúc hình như thi nhân, không phân biệt mộng với thực, ngày trước với ngày nay. Cảnh trước
mắt mơ màng như đã thấy ở một kiếp nào, tình mới nhóm người tưởng chừng đã hẹn đâu “từ vạn
kỷ”.
Nhưng con đường về quá khứ đi càng xa, càng cô tịch; tứ bề càng vắng lặng, mênh mông. Có lẽ
thi nhân trong cuộc viễn du đã có lần nhác thấy cái xa thẳm của thời gian và không gian, có lẽ
người đã nghe trong hồn hơi gió lạnh buốt từ vô cùng đưa đến. Một Pascal hay một Hugo trong
lúc đó sẽ rùng mình, sẽ hốt hoảng. Vời cái điềm đạm của người phương Đông thời trước, Huy Cận
chỉ lặng lẽ buồn:
Một chiếc linh hồn nhỏ:
Mang mang thiên cổ sầu.
Tôi nhớ lại cái buồn của một thi nhân khác, Trần Tử Ngang, ngàn năm trước, căng đã có một
cuộc viễn du tương tự như thế:
Ai người trước đã qua?
Ai người sau chưa đẻ?
Nghĩ trời đất vô cùng
Một mình tuôn giọt lệ
[81]
Tuy nhiên điềm đạm đến đâu người ta cũng không thể một mình đứng trước vô cùng. Người ta
cần phải nương tựa vào một cái gì cho đỡ lẻ loi: một lòng tin hay, ít nữa, một tình yêu, theo nghĩa
thông thường và chân chính của chữ yêu. Huy Cận có lẽ đã thiếu tình yêu, mà Thượng đế của
người lại chỉ là một cái bóng để gửi ít câu thơ thì được, để an ủi thì không. Cho nên người thấy
mình lạc loài giữa cái mênh mông của đất trời, cái xa vắng của thời gian. Lời thơ vì thế buồn rười
rượi. Nhưng thương nhất là những đoạn thơ vui (chẳng hạn bài “Tình tự). Ta thấy một người hiền