THIÊN HẠ ĐỆ CỬU - Trang 348

Địch gia Đệ Nhị Đao đại diện cho đao mang, sau khi xuất đao sẽ kèm

theo một lượng lớn đao mang, sát thương của đao mang thuộc về diện rộng.

Đây cũng là lý do đao pháp Địch gia thích hợp nhất trên chiến trường,

trên chiến trường loại đao mang này kết hợp với khí thế sát phạt thì gần
như là đánh đâu thắng đó không gì cản nổi.

Bởi vì Địch Cửu không có trường đao, luyện đến Đệ Nhất Đao và Đệ

Nhị Đao đều lấy đao khí hình thành sát thế. Nếu như thực lực Địch Cửu rất
cao thì cũng thôi đi. Điều quan trọng là thực lực của Địch Cửu rất thấp, loại
đao khí này hình thành sát thế, dùng để đối phó những người tu vi cao sẽ
phải ăn thiệt thòi lớn.

Trước đó xém chút nữa Địch Cửu mất mạng trong tay Tang Sát cũng

chính vì lý do này.

Sau khi học được Địch gia Đệ Tam Đao, chém ra đao mang sẽ hình

thành vòng xoáy đao khí và sát thế, đây mới là thủ đoạn đối địch một chọi
một. Lúc đối chiến cùng đối phương, vòng xoáy đao khí có thể trực tiếp xé
nát sát khí đối phương ra, kể cả đối phương muốn tránh né vòng xoáy đao
khí cũng rất khó, vì sẽ bị nó trói buộc lại.

Cho nên đệ tử Địch gia học được Đệ Tam Đao mới có thể gọi là bắt

đầu bước trên con đường đao pháp của Địch gia.

Bởi vì Địch Cửu tu luyện Đệ Tam Đao trong sân luyện võ của viện Võ

Thuật cho nên Đệ Tam Đao này của hắn vẫn có một chút hạn chế. Sau khi
chém ra không có khí thế một đao mạnh mẽ quét sạch mọi thứ, cho nên có
vẻ không phóng khoáng lắm. Đây là điều tối kỵ với đao pháp Địch gia.

Đao pháp Địch gia hình thành trong chiến đấu, cần phải có quyết chí

tiến lên, cố ý trói buộc cảm giác đao khí và thế đao là điều kiêng kỵ nhất.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.