Rõ ràng pháp kỹ này vốn chỉ có một quyền mà thôi, nhưng khi hắn
đấm ra một quyền thứ hai lại có thể làm nổi lên cuồng phong mãnh liệt.
Từ nay về sau nó sẽ trở thành hai quyền, quyền thứ nhất Núi non liên
miên, quyền thứ hai Cuồng phong bạo nộ.
Hai quyền này còn đáng sợ hơn mấy đao kia của hắn nhiều, Địch Cửu
cho rằng bản thân cũng chỉ mới học được một chút da lông của quyền này
mà thôi. Nó nhất định còn có một loại ý cảnh thâm sâu hơn nữa ở trong, chỉ
là vì cảnh giới của hắn bây giờ quá thấp nên chỉ có thể cảm nhận được một
ít quyền ý nhỏ nhoi thôi
Cũng giống như trong thơ của Trương Dưỡng Hạo*:Phong loan như
tụ,Ba đào như nộ,Sơn hà biểu lý Đồng Quan lộ.Vọng Tây đô,Ý trì trù.
Ý cảnh trong bài thơ của Trương Dưỡng Hạo là:
Thương tâm Tần Hán kinh hành xứ,Cung khuyết vạn gian đô tố liễu
thổ.Hưng, bách tính khổ!Vong, bách tính khổ! Đây là bài thơ Sơn pha
dương - Đồng Quan hoài cổ của Trương Dưỡng Hạo Phong loan như tụ,
Ba đào như nộ,
Sơn hà biểu lý Đồng Quan lộ.
Vọng Tây đô,
Ý trì trù,
Thương tâm Tần Hán kinh hành xứ,
Cung khuyết vạn gian đô tố liễu thổ.
Hưng, bách tính khổ!