Khi tôi còn là một đứa trẻ, có nhiều lý thuyết về đấu tranh giai cấp và
những cuộc đấu tranh của những người vô tội chống lại các liên minh ma
quỷ hùng mạnh có khả năng nuốt chửng cả thế giới. Bất kỳ người nào khao
khát về tri thức đều được nhồi nhét những lý thuyết này, nơi các công cụ
khai thác đều là thứ tự phát, nơi quyền lực sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn,
càng làm tăng thêm sự bất công của hệ thống này. Nhưng một người chỉ
cần nhìn quanh để thấy rằng những con quỷ đội lốt doanh nghiệp này chết
như rạ. Hãy thử lấy ví dụ về các tập đoàn thống lĩnh vào một thời điểm nào
đó để thấy được rằng nhiều tập đoàn đã phải ngưng hoạt động chỉ sau vài
thập kỷ, trong khi những công ty chưa bao giờ nghe đến xuất thân từ một
gara nào đó ở California hay từ một khu tập thể trường đại học lại bỗng bất
ngờ phất lên.
Hãy xem xét số liệu thống sau đây có thể làm bạn tỉnh ra. Trong số 500
doanh nghiệp lớn của Mỹ vào năm 1957, chỉ có 74 doanh nghiệp vẫn còn
nằm trong danh sách Standard & Poor's 500 vào thời điểm 40 năm sau. Chỉ
có một vài trong số đó được sáp nhập với các công ty khác; phần còn lại
hoặc là làm ăn thua lỗ hoặc là phá sản.
Thật thú vị, hầu như tất cả các tập đoàn lớn này đều đóng tại nước tư bản
lớn nhất thế giới, Hoa Kỳ. Vì sao chủ nghĩa tư bản lại hủy diệt “những con
quỷ ăn thịt người” này?
Nói cách khác, nếu bạn để các công ty hoạt động một mình, chúng sẽ dễ
bị nuốt chửng. Những người ủng hộ tự do kinh tế cho rằng các tập đoàn
tham lam và tàn ác sẽ không bộc lộ mối nguy hại nào bởi vì cạnh tranh giúp
họ luôn trong tầm kiểm soát. Những điều nhìn thấy ở trường Wharton đã
khiến tôi tin rằng lý do thật sự ở đây còn chứa đựng một yếu tố to lớn khác
nữa: cơ may.
Nhưng khi thảo luận về cơ may (điều mà rất ít khi được làm), mọi người
luôn nhìn vào vận may của chính mình. Vận may của những người khác
luôn có ý nghĩa rất lớn. Một tập đoàn có thể may mắn “hất cẳng” được
những kẻ chiến thắng hiện tại nhờ vào một sản phẩm bom tấn. Bên cạnh
những yếu tố khác, chủ nghĩa tư bản là sự hồi sinh của thế giới nhờ có được