THIÊN NHAI MINH NGUYỆT ĐAO - Trang 442

Cửu Hoa sơn phía Nam nhìn về Lăng Dương, phía Tây đối diện Thu

Phố, phía Bắc tiếp thông lộ Ngũ Khê, phía Đông giáp Hãm Long Khẩu, tên
xưa là Cửu Tử sơn.

Lý Bạch đời Đường ghé thăm Cửu Tử sơn, lúc thấy đỉnh núi như chín

đóa sen nở rộ, mới đổi tên thành Cửu Hoa sơn.

Trong sách vở có ghi rõ: “tên cũ là Cửu Tử sơn, Lý Bạch đời Đường thấy

chín ngọn núi như hoa sen nở thành, đổi tên thành Cửu Hoa sơn”.

Sổ bạ của huyện Thanh Dương cũng có ghi chép: “núi cách huyện bốn

chục dặm, bốn mươi tám ngọn núi có tên, mười bốn nham, năm động, mười
một thung lũng, mười tám hệ, hai cao nguyên, cùng tất cả những thạch trì
đó đây đưa địa danh trở thành một thắng cảnh”.

“Tri Hành Kim Nhị” Vương Dương Minh từng đọc thơ giữa núi, cùng

thơ Lý Bạch vang danh thiên cổ.

Thi tiên Lý Bạch đổi tên Cửu Tử sơn thành Cửu Hoa sơn bằng cách làm

một bài thơ ghép từng câu của mỗi người, bài thơ đó như sau:

“Diệu hữu phân nhị khí, linh sơn khai cửu hoa”. Lý Bạch.
“Tầng tiêu át trì nhật, bán bích minh triều lưu”. Cao Vụ.
“Tích tuyệt hạ thụy yêu, phi lưu dục dương nhai”. Vi Cực Dư.
“Thanh hùng ngọc thụ sắc, phiên diêu vũ nhân gia”. Lý Bạch.
Cửu Hoa sơn không những là đất ngâm vịnh của thi nhân, cũng là đạo

trường của Địa Tạng Vương Phật gia.

“Địa Tạng thập luân kinh: an nhẫn bất động như đại địa, tĩnh lự thâm

mật như bí tạng”. Thủ danh Địa Tạng.

“Đại Thừa Phật Kinh” có ghi chú: “Địa Tạng nhận lời giao phó của

Thích Ca, lệnh cứu độ lục đạo chúng sinh, quyết bất thành Phật, thường
hiện thân trong địa ngục, cứu khổ nạn của chúng sinh, thế xưng U Minh
giáo chủ”.

“Địa Tạng Bổn Nguyện Kinh”, quyển hai, có ghi chú: “Phật thăng thiết

lợi thiên vi mẫu thuyết pháp, hậu triệu Địa Tạng đại sĩ vĩnh vị U Minh giáo
chủ, sử thế thượng hữu thân giả giai đắc báo bổn tiến thân, uy đăng cực
lạc”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.