Bổn thư đó nói nhiều về thuyết địa ngục bách tiến công đức, hiếu kinh
Phật môn.
Trong kinh có nói Địa Tạng Vương bồ tát cứu độ chúng sinh, bất không
thệ, bất thành phong chi hoằng nguyện, cố danh “Địa Tạng Bổn Nguyện”.
Cho nên Cửu Hoa kiếm phái không những kiếm thuật tinh tuyệt, đồng
thời cũng có sự lãng mạng của thi nhân, cùng sự huyền bí của Phật gia.
Trong thất đại kiếm phái của võ lâm, tịnh không bao gồm Cửu Hoa sơn,
bởi vì môn hạ đệ tử Cửu Hoa sơn vốn cực ít, hành tung càng ít khi xuất
hiện trên giang hồ.
Từ nhiều năm trước, trong giang hồ đã có truyền thuyết Cửu Hoa phái đã
cùng U Linh giáo hợp lại, đồng thời cung phụng hai vị tổ sư, một vị là Địa
Tạng Vương bồ tát, vị kia là thi sĩ Lý Bạch phong lưu, cao tuyệt thiên cổ.
Nghe nói vị Thanh Liên Cư Sĩ đó không những là thi tiên, cũng là kiếm
tiên, Cửu Hoa kiếm pháp là của ông ta truyền lại, đến mấy trăm năm sau,
trong giang hồ lại xuất hiện vị kỳ hiệp Lý Mộ Bạch, cũng là truyền nhân
đích hệ của Cửu Hoa phái.
Những truyền thuyết đó làm cho Cửu Hoa phái trong tâm tưởng và tai
mắt của giang hồ càng biến thành thần bí hơn. Môn đệ Cửu Hoa môn đã ít,
hành tung cũng càng quỷ bí, gần đây cơ hồ đã tuyệt tích giang hồ.
Nhưng những điều đó lại không phải là nguyên nhân làm Phó Hồng
Tuyết thất kinh, cái làm cho hắn giật thót mình, là con người Như Ý đại sư.
Như Ý đại sư vận bạch bào, đi hài rơm, đội ma đính, thần tình nghiêm
túc, chấp tay cung kính, nhìn thấy không còn nghi ngờ gì nữa là một người
xuất gia tu vi cực thâm, một nữ nhân xuất gia.
Bà ta xem ra phảng phất cũng đã trung niên.
Thân người vừa phải, dung mạo đoan chính, cử chỉ quy củ lễ độ, biểu
tình trên mặt nghiêm túc, tịnh không có chỗ nào trên người đặc biệt hấp
dẫn, càng không có chỗ nào làm cho người ta thất kinh. Vô luận lọt vào mắt
ai, bà ta chỉ bất quá là một ni cô trung niên tu vi nghiêm cẩn, tịnh không có
điểm gì khác với ngàn ngàn vạn vạn ni cô thanh y cẩn thủ trong Phật môn.
Nhưng trong mắt của Phó Hồng Tuyết mà nhìn, lại hoàn toàn khác biệt.