THIỀN SƯ KHƯƠNG TĂNG HỘI - Trang 121

Lục Độ Tập Kinh là một tác phẩm rất đặc biệt. Xét văn thể và nội dung, ta
biết chắc chắn đây không phải là một tác phẩm dịch thuật từ Phạn ngữ mà
là một tác phẩm sưu khảo biên tập trong đó có nhiều đoạn lược dịch từ
nhiều kinh điển và có những đoạn hoàn toàn do Tăng Hội viết, ví như đoạn
nói về thiền. Có cả thảy tám quyển, nói về sáu độ (độ tức là sự vượt qua bờ,
dịch chữ paramitā): bố thí độ, giới độ, nhẫn nhục độ, tinh tấn độ, thiền độ
và minh độ. Minh ở đây là trí tuệ. Ba quyển đầu nói về bố thí độ, còn các
quyển sau, mỗi quyển nói về một độ trong các độ còn lại.

Về mỗi độ, có nhiều đoạn trích dịch trong các kinh. Ví dụ trong bố thí độ,
có trích dịch các kinh Ba La Nại Quốc Vương, Tát Hòa Đàm Vương, Tu
Đại Noa, Phật Thuyết Tứ Tánh...

Vai trò xướng minh thiền học của Tăng Hội ăn sâu vào cả trong truyền
thuyết. Cao Tăng Truyện chép câu chuyện An Thế Cao để lại một bức cẩm
nang, trong đó ông tiên đoán như sau: "Tôn ngô đạo giả, cư sĩ Trần Tuệ;
truyền thiền kinh giả, tỷ kheo Tăng Hội". Nghĩa là: Cư Sĩ Trần Tuệ là
người làm tôn giá trị đạo học của tôi, còn tỳ khưu Tăng Hội là người truyền
dạy kinh thiền". Câu chuyện này có thể cho ta một ý niệm về sự cộng tác
của Tăng Hội và Trần Tuệ trong việc truyền bá thiền pháp trước tiên tại
Giao Chỉ và sau đó ở miền Giang Tả. Trong bài tựa An Ban Thủ Ý, Tăng
Hội viết: "Trần Tuệ chú giải còn tôi giúp sửa chữa thêm bớt" (Trần Tuệ chú
giải, dư trợ châm chước). Tăng Hội còn nói rằng những điều sửa chữa đó
nằm trong tinh thần đạo học của An Thế Cao, ông không tự do thêm vào
những điều trái với tinh thần này (phi sư bất truyền bất cảm tự do giả).
Nhưng đây chẳng qua là lời khiêm nhượng đối với thầy của người cọng tác
với mình; trong công việc, thực ra Tăng Hội đã đại thừa hóa thiền học của
An Thế Cao. Cùng có mặt với Trần Tuệ lúc ấy, còn có hai người cư sĩ khác,
cũng có thể là học trò An Thế Cao; đó là Hàn Lâm và Bì Nghiệp. Ta thấy
học trò của An Thế Cao đều là cư sĩ, kể cả An Huyền và Nghiêm Phù Điều
(trong bài tựa An Ban Thủ Ý, Tăng Hội gọi ba cư sĩ Trần Tuệ, Hàn Lâm và
Bì Nghiệp là tam hiền; trong bài tựa Pháp Cảnh, ông cũng gọi An Huyền và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.