THIỀN SƯ KHƯƠNG TĂNG HỘI - Trang 139

[3]. Văn Thù cũng tức là Văn Thù Sư Lợi (Manjuri) vị bồ tát đệ tử của

Phật Thích Ca.

[4]. Chánh pháp nhãn tạng: chánh pháp bao hàm muôn đức (tạng) như con

mắt trí tuệ (nhãn) nhìn thấu khắp tất cả mọi sự vật hiện tượng.

[5]. Giáo ngoại biệt truyền: Tương truyền Tổ Đạt Ma khi qua Trung Quốc

có nói bốn câu thơ, sau này thành tôn chỉ của Thiền tông Trung Hoa: "Bất

lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật."

Nghĩa là: Không bày đặt giáo nghĩa, trao truyền ngoài giáo điển, chỉ thẳng

vào tâm người, thấy được tánh mà thành Phật. Ý tứ là: chân lý hay là thực

tại siêu việt ngôn ngữ, kinh sách. Giáo điển chỉ là cái bè qua sông, ngón tay

chỉ mặt trăng. Tu thiền là chỉ thẳng vào Tâm; thấy được tánh tức là giác

ngộ được Phật tính thì sẽ thành Phật (Minh Chi chú)

[6]. Ma Đằng cũng gọi là Nhiếp Ma Đằng, một trong hai nhà sư Ấn Độ

đến Trung Quốc đầu tiên (năm 68 đời Hán Minh Đế)

[7]. Thiên Thai trí giả: tức sư Trí Khải (đời Tùy) tổ thứ ba của Thiên Thai

Tông.

[8]. Mâu Bác (người đời Hán) sang Giao Châu thời Sĩ Nhiếp (187 - 226)

có tác phẩm Lý Hoặc Luận.

[9]. Khương Tăng Hội: tức Tăng Hội nhà sư người nước Khương Cư

(Sogdiane, nay thuộc U-dơ-bếch, Liên Xô) sinh và xuất gia ở Giao Châu

rồi sang Trung Quốc truyền giáo.

[10]. Điều Ngự: một trong mười hiệu của Phật Thích Ca

[11]. Luy Lâu cũng đọc là Liên Lâu, thủ phủ Giao Châu thời Bắc thuộc

(nay thuộc địa phận huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.